Ngày 19 tháng 05 năm 2018 vừa qua, ĐCT đã gởi đến cơ quan chức năng đề xuất ban hành Pháp lệnh xử lý sai phạm - tham nhũng.
Dưới đây là Toàn văn bản Pháp lệnh do ĐCT biên soạn. Hy vọng sẽ đem đến những điều bổ ích cho những người quan tâm đến công cuộc đấu tranh phòng chống tham những và giới nghiên cứu pháp luật.
Dưới đây là Toàn văn bản Pháp lệnh do ĐCT biên soạn. Hy vọng sẽ đem đến những điều bổ ích cho những người quan tâm đến công cuộc đấu tranh phòng chống tham những và giới nghiên cứu pháp luật.
Mời các bạn xem nhé.
---------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-------------
PHÁP LỆNH XỬ LÝ
SAI PHẠM - THAM NHŨNG
-------------
Căn cứ Hiến pháp năm 2013.
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2013/QH13, ngày 20
tháng 11 năm 2014.
Căn cứ Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật số
80/2015/QH13, ngày 22 tháng 06 năm 2015.
Căn cứ Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11,
được sửa đổi bổ sung theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13.
Pháp lệnh này qui định bổ sung đối tượng, hành vi và hình
thức xử lý sai phạm tham nhũng; Cơ quan, Tồ chức, trình tự xử lý người sai phạm,
tham nhũng và tài sản có liên quan đến sai phạm, tham nhũng.
CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG, HÀNH VI VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
Điều 1. Đối
tượng chịu xử lý.
Ngoài các đối tượng qui định trong Luật phòng chống
tham nhũng, những người sau đây cũng phải chịu xử lý sai phạm, tham nhũng:
1). Người đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc thôi giữ chức vụ,
nhưng bị phát hiện trong thời gian tại chức, có hành vi sai phạm, tham nhũng
chưa bị xử lý.
2). Người không phải là đối tượng qui định tại khoản 1
đều này và trong Luật phòng chống tham nhũng, nhưng bị phát hiện có hành vi
hoặc có tài sản liên quan đến vụ việc sai phạm, tham nhũng.
Điều 2.
Những hành vi bị xử lý.
Ngoài các hành vi được qui định trong Luật phòng chống
tham nhũng, những người là Cán bộ, Công
chức, Viên chức và người được giao giữ chức vụ khác; Sĩ quan, Hạ sĩ quan trong
các lực lượng vũ trang, có hành vi sau đây thuộc trường hợp phải xử lý sai phạm,
tham nhũng:
1). Vi phạm pháp luật hình sự.
2). Vi phạm pháp luật khác hoặc vi phạm Điều lệ, Điều
lệnh và các chế độ qui định của hệ thống tổ chức mà người đó là thành viên, gây
nguy hại đến an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội, sự vững mạnh của hệ
thống Chính quyền Nhà nước; Quyền và lợi ích hợp pháp của Công dân.
3). Sở hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, nhưng không ngay tình.
Điều 3. Hình
thức xử lý.
1). Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có đủ căn
cứ xác định phạm tội. Trình tự truy cứu trách nhiệm thực hiện theo Pháp luật tố
tụng hình sự và qui định của Pháp lệnh này.
2). Xử lý kỷ luật theo qui định của Luật Cán bộ công
chức, Viên chức, Pháp luật tương ứng khác, Pháp lệnh này và Điều lệnh, Điều lệ của
Tổ chức mà người vi phạm là thành viên.
3). Tước danh hiệu Nhà nước phong tặng; Tước danh hiệu
Quân nhân (nếu là Sĩ quan, Hạ sĩ quan trong lực lượng vũ trang); Xóa danh hiệu chức vụ đã giữ.
Điều 4. Xử
lý tài sản có liên quan đến sai phạm, tham nhũng.
1). Tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước, tài sản của
người do thực hiện hành vi sai phạm, tham nhũng mà có.
2). Tịch thu có bồi hoàn một phần giá trị tài sản, nộp
vào ngân sách Nhà nước đối với người không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của
tài sản mà mình đang có.
3). Người có hành vi sai phạm tham nhũng gây ra thiệt
hại cho tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường.
4). Người bị hành vi sai phạm tham nhũng gây thiệt hại
hoặc bị tịch thu oan sai, thì được hoàn trả tài sản hoặc bồi thường.
5). Trình tự tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại,
hoặc hoàn lại tài sản, thực hiện theo qui định của pháp luật có liên quan, áp
dụng pháp luật tương tự và Pháp lệnh này.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG,
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT.
Điều 5. Hệ
thống Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng và Tổ chức có liên quan đến xử lý sai
phạm, tham nhũng.
1). Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng được thành lập
ở Trung ương; Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Cơ
quan xử lý sai phạm, tham nhũng có nhiệm vụ chỉ đạo và trực tiếp xử lý sai phạm,
tham nhũng bằng Nghị quyết, Quyết định.
2). Tổ chức có liên quan đến xử lý sai phạm, tham
nhũng là nơi có người có hành vi sai phạm, tham nhũng bị xử lý và nơi có người
tham gia xử lý sai phạm, tham nhũng.
3). Những người tham gia Cơ quan, Tổ chức xử lý sai
phạm, tham nhũng phải là người có đạo đức tốt, không có dấu hiệu sai phạm, tham
nhũng và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Hội
đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước.
1). Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước có
Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các Ủy viên. Hội đồng xử lý sai phạm, tham những
Nhà nước có con dấu riêng (*); Ban Thường vụ Hội đồng gồm: Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch (có thể thêm Chánh văn phòng), thực hiện nhiệm vụ xử lý vụ việc thường
xuyên của Hội đồng.
2). Hội đồng xử lý sai phạm, tham những Nhà nước có nhiệm
vụ: Chỉ đạo hoạt đồng xử lý sai phạm, tham nhũng trong toàn Quốc và từng địa
phương; Ra Nghị quyết, Quyết định xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng và vụ việc
khác có liên quan đến xử lý sai phạm, tham nhũng.
3). Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà
nước, do Quốc hội bầu theo đề cữ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Hội
đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước điều hành hoạt động chung của Hội đồng
và chịu trách nghiệm trước Quốc hội.
4). Phó chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng xử lý sai
phạm, tham nhũng Nhà nước, do Quốc hội phê chuẩn theo danh sách đề nghị của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội. Phó Chủ tịch giúp việc theo sự phân công của Chủ tịch.
5). Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà
nước là Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên,
cán bộ khác biên chế trong các Tổ chức ở cấp Trung ương và người có trình độ nghiệp
vụ chuyên môn được trưng dụng. Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng do
Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước Công nhận bằng Quyết định
và được cấp thể công vụ đặc biệt {kèm theo Huy hiệu (***)}. Cán bộ chuyên trách
hoạt động độc lập theo chỉ đạo của Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng và theo
qui định của pháp luật.
6). Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước có
Văn phòng giúp việc biên chế đủ Cán bộ, Công chức, Viên chức chuyên môn; Văn
phòng có tài khoản và được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ Ngân sách Nhà
nước.
Điều 7. Ủy
ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh.
1). Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh gồm Chủ
nhiệm các phó Chủ nhiệm, các Ủy viên. Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp
tỉnh có con dấu riêng (**). Ban Thường vụ Ủy ban gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch, có nhiệm vụ xử lý vụ việc thường xuyên của Ủy ban.
2). Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh có
nhiệm vụ thực hiện hoạt động xử lý sai phạm, tham nhũng trong phạm vi của cấp
mình và từng địa phương cấp huyện; Ra Nghị quyết, Quyết định xử lý vụ việc sai
phạm, tham nhũng và vụ việc khác thuộc thẩm quyền của mình.
3). Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban xử lý sai
phạm, tham nhũng do Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh giới thiệu, Hội đồng
Nhân dân cùng cấp phê chuẩn, được Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham những
Nhà nước ra Quyết định công nhận (hoặc Hội đồng xử lý tham những Nhà nước ra
Nghị quyết công nhận)
4). Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng cấp
tỉnh là Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên,
cán bộ khác biên chế trong các Tổ chức ở cấp tỉnh và người có trình độ nghiệp
vụ chuyên môn được trưng dụng, do Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng
Nhà nước (hoặc Chủ nhiệm Ủy ban xử lý sia phạm, tham nhũng) Quyết định Công
nhận và cấp thể công vụ đặc biệt {kèm theo Huy hiệu (***)}. Cán bộ chuyên trách
hoạt động độc lập theo chỉ đạo của Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng và theo
qui định của pháp luật.
5). Ủy ban xử
lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh có bộ phận giúp việc biên chế trong Văn phòng
Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, gồm các Cán bộ, Công chức, viên chức chuyên trách. Định
mức kinh phí hoạt động thường xuyên của Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp
tỉnh được cấp chung vào tài khoản của Văn phòng Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh.
Điều 8. Ban
xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện.
1). Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện có Chủ
tịch, một phó Chủ tịch và một số ủy viên, do Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng
cấp tỉnh ra Nghị quyết thành lập khi cần thiết, căn cứ tình trạng sai phạm, tham
nhũng ở từng nơi. Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện có nhiệm vụ thực
hiện sự chỉ đạo của Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh; Ra Nghị quyết
xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng sảy ra trong phạm vi cấp huyện thuộc thẩm
quyền xử lý của mình.
2). Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện ra Quyết
định trưng dụng Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp
hành viên và cán bộ khác biên chế trong các Tổ chức ở cấp huyện; Chỉ đạo tiến
hành thẩm tra, xác minh, thanh tra, điều tra và thi hành bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật những vụ sai phạm, tham nhũng thuộc thẩm quyền xử lý của
mình.
3). Kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban xử lý sai phạm,
tham nhũng cấp huyện được cấp từ Văn phòng Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh trong
định mức cấp cho Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh.
Điều 9. Nguyên tắc xử lý sai phạm, tham nhũng.
1). Mọi vụ việc sai phạm, tham nhũng phải được phát
hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng qui định pháp luật, không để lọt người
vi phạm, không làm oan người ngay; Bảo vệ an toàn người đấu tranh phòng chống sai
phạm, tham nhũng.
2). Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng; Ủy ban và Ban
xử lý sai phạm, tham nhũng, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp
dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số; Cá nhân có quyền bảo lưu ý
kiến và không chịu trách nhiệm pháp lý khi sảy ra sai phạm mà ý kiên của minh
là đúng.
3). Các Tổ chức và cá nhân có liên quan, phải tuân thủ
Nghị quyết, Quyết định của Cơ quan, Tổ chức xử lý sai phạm, tham nhũng cùng cấp
và cấp trên
4). Kế hoạch chỉ đạo hoạt động; Nghị quyết xử lý sai phạm,
tham nhũng có giá trị pháp lý khi có trên 50% số thành viên Cơ quan xử lý sai
phạm, tham nhũng biểu quyết đồng ý.
Điều 10. Chế
độ phụ cấp và kinh phí hoạt động.
1). Thành
viên của Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng được phụ cấp mỗi tháng 70% mức
lương đang hưởng. Thời gian hưởng phụ cấp là thời gian được bầu, chọn tham gia Cơ
quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
2). Cán
bộ chuyên trách được phụ cấp mỗi tháng 100% mức lương đang hưởng. Thời gian hưởng
phụ cấp là thời gian được công nhận, trưng dụng làm Cán bộ chuyên trách xử lý sai
phạm, tham nhũng.
3). Người được trưng dụng tham gia xử
lý sai phạm, tham nhũng không phải là Công chức, Viên chức, thì trả lương theo
chế độ hợp đồng lao động tương xứng với công việc được giao.
4). Chế độ lương, phụ cấp cho Cán bộ, Công chức, Viên
chức khác và chi phí cho hoạt động xử lý sai phạm, tham nhũng, thực hiện theo
qui định của pháp luật vế tài chính.
Điều 11. Khen thưởng.
1). Cán bộ, Công chức, Viên chức, người được trưng
dụng và người Dân, có thành tích trong quá trình phát hiện, tố giác, xử lý sai
phạm, tham nhũng, được khen thưởng theo qui định của pháp luật về khen thưởng.
2). Hằng năm hoặc đột xuất, Văn phòng, bộ phận giúp
việc Hội đồng và Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng, tổng kết lập thủ tục đề
nghị khen thưởng theo qui định.
Điều 12. Kỷ
luật
1). Thành viên Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng; Cán
bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có
sai phạm khác, phải được cũng cố đưa ra khỏi Cơ quan, Tổ chức chuyên trách xử
lý sai phạm, tham nhũng.
2). Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng
xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước; Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi nhiệm, miễn
nhiệm Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước; Ban
thường vụ Hội đồng xử lý sai phạm tham nhũng Nhà nước bãi nhiệm, miễn nhiệm đối
với Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp
tỉnh và Cán bộ chuyên trách cấp Trung ương; Ban Thường vụ Ủy ban xử lý sai phạm,
tham nhũng cấp tỉnh bãi nhiệm, miễn nhiệm Trường ban, Phó Trưởng ban và thành
viên Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện; Miễn nhiệm, bãi nhiệm Cán bộ
chuyên trách cấp mình.
3). Trường hợp vi phạm gây hậu quả, thì tùy theo tính
chất, mức độ sai phạm, mà xử lý theo Luật phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh này,
Luật Cán bộ Công chức, Viên chức và Pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ có liên quan.
CHƯƠNG III
TRÌNH TỰ XỬ LÝ SAI PHẠM, THAM NHŨNG
Điều 13. Thu
thập và xử lý thông tin sai phạm, tham những
1). Thông tin sai phạm, tham nhũng được thu thập qua
các nguồn say đây:
a). Đơn thư tố giác của Cán bộ, Công chức, Viên chức
và Công dân.
b). Báo chí đăng tãi; Thông tin trên mạng điện tử.
c). Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chức
năng.
d). Tự thú của người có hành vi sai phạm, tham nhũng.
2). Xử lý thông tin sai phạm, tham nhũng.
a). Cơ sở dữ liệu thông tin sai phạm, tham nhũng được
lập tại Văn phòng và bộ phận giúp việc của Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
b). Khi nhận được thông tin sai phạm, tham nhũng, các Tổ
chức trong hệ thống Chính quyền và các Tổ chức, cá nhân khác, có trách nhiệm
chuyển thông tin về Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
c). Thường trực Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng, có
nhiệm vụ xem xét thông tin và giao cho Cơ quan có chức năng tiến hành thẩm tra
xác minh; Qui định thời gian báo cáo và đề xuất với người đứng đầu hoặc Ban
Thường vụ xử lý sai phạm, tham nhũng giải quyết tiếp theo.
d). Nếu kết quả thẩm tra xác minh không có dấu hiệu sai
phạm, tham nhũng, Thường trực thông báo bằng văn bản cho Tổ chức, cá nhân cung
cấp thông tin biết. Trong trường hợp thông tin sai phạm, tham nhũng đã đăng tải
trên báo chí, thì yêu cầu nơi đăng tãi cải chính theo kết luận của Cơ quan đã
thẩm tra xác minh.
Điều 14. Xử
lý vụ việc sai phạm, tham nhũng.
Căn cứ kết quả thẩm tra xác minh nói tại điểm c, khoản
2 Điều 13 trên đây, mà phát hiện có dấu
hiệu sai phạm, tham nhũng, thì Cơ quan quan, xử lý sai phạm, tham nhũng xử lý
như sau:
1). Ra Nghị quyết giao cho Cơ quan tiến hành tố tụng, sử
dụng Cán bộ chuyên trách, tiến hành điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự theo
trình tự tố tụng, nếu vụ việc có dấu hiệu phạm tội.
2). Ra Nghị quyết giao cho Cơ quan Thanh tra, sử dụng
Cán bộ chuyên trách, tiến hành thanh tra và xử lý hành chính, nếu vụ việc có dấu
hiệu sai phạm, tham nhũng về kinh tế và vi phạm khác nhưng không phát hiện có
dấu hiệu phạm tội.
3). Ra Nghị quyết áp dụng hình thức kỷ luật và xử lý
tài sản theo khoản 2, khoản 3, điều 3 và điều 4 Pháp lệnh này. Người đứng đầu Tổ
chức, ban hành Quyết định thi hành ký luật đối với người vi phạm theo đúng Nghị
quyết của Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
4). Ra Nghị quyết kiến nghị với Quốc Hội, Hội đồng Nhân
dân và người đứng đầu Cơ quan, Tổ chức khác, bãi miễn chức vụ hoặc loại ra khỏi
Tổ chức đối với người có hành vi vi phạm.
5). Chuyển cho Cơ quan, tổ chức của người có sai phạm,
tham nhũng, tự xử lý đối với Cán bộ, Công chức, Viên chức do mình quản lý, nếu không
thuộc trường hợp qui định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều này.
Trình tự xử lý thực hiện theo pháp luật về Cán bộ, Công chức, Viên chức và Điều
lệ, Điều lệnh của Tổ chức nơi người vi phạm đang làm việc.
Điều 15. Giải
quyết các trường hợp có khiếu nại, kiến nghị; Các trường hợp xứ lý trái pháp
luật, trái Nghị quyết.
Khi có khiếu nại, kiến nghị hoặc phát hiện Nghị quyết,
Quyết định trái pháp luật, trài Nghị quyết đã ban hành thì Cơ quan xử lý sai phạm,
tham nhũng ra Nghị quyết xử lý theo các hình thức sau đây:
1). Tăng, giảm hoặc bổ sung hình thức kỷ luật và xử lý
tài sản, đối với các trường hợp Nghị quyết, Quyết định của Cơ quan, Tổ Chức xử
lý sai phạm, tham nhũng cấp dưới, hoặc Quyết định của Tổ chức chủ quản cùng cấp.
2). Hủy bỏ Quyết định của Tổ chức xử lý trái với Nghị
quyết mà mình đã đã ban hành, trừ Quyết định theo trình tự tố tụng Tư pháp của
các Cơ quan tiến hành tố tụng.
3). Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan truy tố, xét
xử, đề nghị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi bản án có dâu hiệu oan sai.
4). Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, sửa đổi hoặc
hủy bỏ những Quyết định chưa đúng hoặc có sai phạm pháp luật.
Điều 16. Lưu
trữ tài liệu.
1). Tải liệu xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng lưu
trữ theo qui định của Cơ quan, Tổ chức chuyên ngành tham gia xử lý sai phạm,
tham nhũng và theo qui định của Pháp luật về lưu trữ.
2). Tài liệu chỉ đạo hoạt động và tài liệu vụ việc của
Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng cấp nào lập, thì lưu tại Cơ quan cấp đó theo
qui định Pháp luật về lưu trữ.
CHƯỜNG IV
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 17. Hiệu
lực.
Pháp lệnh này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày được
Quốc hội ra Nghị quyết phê chuẩn. Ban Thường vụ Hội đồng (hoặc Chính phủ) ban
hành Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành
Pháp lệnh này.
-------------
(*) Hình Quốc huy bên trong là ngôi sao kết hợp búa
liềm ngang bằng nhau, bên vòng Ngoài ghi: Hội Đồng Xử Lý Sai Phạm Tham Nhũng Nhà
Nước).
(**) Giống như con dấu của Hội đồng, nhưng bên vòng
ngoài ghi: Ủy Ban Xử Lý Sai Phạm Tham Nhũng Tỉnh……..).
(***) Huy hiệu cấp cho Cán bộ chuyên trách hình cái
Khiêng; Trên nền là thanh kiềm dựng đứng, lưỡi kiếm hướng lên trên trên nền tia
hào quang tỏa đều, ngôi sao và búa liềm nằm hai bên chui kiếm.