Mời các bạn xem bài nói chuyện của ĐCT nhân buổi giao lưu với huyện Đoàn Gòa Quao ngày 24-03-2016.
Với tư cách là những người đã tham gia hoạt động Đoàn qua các thời kỳ, chúng tôi rất vui mừng được Ban thừng vụ huyện đoàn mời về dự buổi giao lưu này. Chúng tôi nghĩ rằng: cuộc họp mặt hôm nay như là một dấu gạch nối giữa thế hệ đi trước với thế hệ hiện tại; là sự gắn kết giữa quá khứ và tương lai trong mối quan hệ có tính lịch sử của những con người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp vì thế hệ trẻ, vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh trên quê hương Gò Quao thân yêu của chúng ta.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Là lớp người sinh ra và lớn lên trong những năm tháng cam go của Dân tộc, chúng tôi đã phải đối diện với biết bao đau thương mất mát hy sinh trong những cuộc cuộc chiến tranh khốc liệt trong thế kỷ XX và sự thiếu thốn trăm bề của thời bao cấp sau khi đất nước thoát khỏi chiến tranh. Hằng triệu người con ưu tú của Dân tộc đã phải vĩnh viễn nằm lại trên mọi nẻo đường kháng chiến, xương máu của các chiến sĩ Hải quân đã phải trộn lẫn với sóng nước bao la trên biển đảo xa xôi của tổ quốc. . .
Dù biết rằng các bạn đã nghe nhiều, biết nhiều, nhưng chúng tôi vẫn muốn nhắc lại một quá khứ bi hùng này, nhằm truyền tãi đến các bạn một thông điệp rằng: chúng tôi cũng như các bạn hôm nay, chúng ta sống trong môi trường hòa bình được tạo dựng bằng xương, bằng máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng và sự nghiệp xây dựng Tố quốc . . .
Nhắc lại một quá khứ bi hùng này, chúng tôi mong muốn rằng: chúng tôi và các bạn, chúng ta hãy làm những gì có thể làm được về những điều tốt đẹp nhất, nhân văn nhất, để góp phần cho xã hội này giảm đi cái ác, cái xấu, nhằm kiến tạo nên một không gian mà trong đó mọi người đều an toàn, đều bình đẳng; có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Khi nhận lời phát biểu, tôi cứ phân vân suy nghĩ: nên nói cái gì mà các bạn cần nghe, nêu cái gì mà các bạn cần học tập? đó là những điều trăn trở trong mấy ngày qua. Có lẽ từ trải nghiệm trong cuộc sống mà tôi và các bạn đồng lứa với tôi đã đi qua, cho phép tôi có mấy vấn đề gợi mỡ để các bạn tham khảo.
Vấn đề thứ nhất: Nói về lý tưởng cách mạng.
Nói đến lý tưởng là nói đến xu hướng ý thức có tính mục đích trong tư duy của mỗi cá nhân, trong đó mục đích mà ta hướng tới phải là những điều tốt đẹp và nó sẽ trở thành lý tưởng cách mạng nếu nó phù hợp với qui luật phát triển của xã hội, phù hợp với yêu cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Nói đến lý tưởng là nói đến tính lịch sử của thời đại mà mục đích trong xu hướng ý thức của con người hướng đến. Với ý nghĩa này, lý tưởng sẽ biến đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh phát triển của xã hội.
Nói đến Lý tưởng là nói đến ý chí, là sự quyết tâm hành động trong thực tiễn để đạt được mục đích mà mình đã chọn và vì thế có lý tưởng cách mạng đúng đắn mà thiếu ý chí phần đấu, thì lý tưởng chỉ là một ý thức trống rỗng, không đem lại gì có ích cho đời sống xã hội cả.
Vậy lý tưởng cách mạng được biểu hiện như thế nào?
Ở thời đai của chúng tôi có thể chia ra hai phân kỳ với những xu hướng ý thức sau đây:
Giai đoạn đất nước bị chia cắt và bị xâm lược bởi chế độ thối nát của chính quyền VNCH và chiến tranh tàn phá, gây bao thảm cảnh chết chóc đau thương. Trong bối cánh đó, ý thức của mọi người nói chung , của tuổi trẻ của chúng tôi thời ấy nói riêng, chỉ có một mong muốn làm thế nào để đánh đuổi quân xâm lược Mỹ ra khỏi bờ cõi và lật đổ chế độ VNCH, thống nhất Bắc Nam… đó là xu hướng ý thức chủ đạo của tuyệt đại bộ phận lớp trẻ chúng tôi và nó đã thành lý tưởng cách mạng của thế hệ thanh niên thời bấy giờ.
Để thực hiện lý tưởng ấy, lớp lớp thanh niên hăng hái cầm súng ra mặt trận chiến đấu (và làm các việc khác), sẳng sàng hiến dâng xương máu của mình để thực hiện lý tưởng cao cả ấy. Ở vùng giặc tạm chiếm: lực lượng thanh niên là học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình, phản đối chiến tranh xâm lược, yêu cầu Mỹ rút quân về nước, đòi lật đổ chế độ VNCH, yêu cầu thống nhất Nam Bắc; mặc dù bị chúng bắt bớ, tra tấn, tù đày một cách dã man nhưng họ vẫn không nao núng.
Giai đoạn sau hòa bình, thời bao cấp: trong tình trạng đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, nhân dân nghèo đói, sinh hoạt xã hội đảo lộn và không lâu sau đó, chiến tranh biên giới Tây nam và phía Bắc lại xảy ra; chế độ diệt chủng Pôl bốt - iêngxari chẳng những đã gây ra thảm họa diệt chủng ở Camphuchia, mà còn đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân vùng biên giới….trong hoàn cảnh đó, xu hướng ý thức đặt cho tuổi trẻ phải lựa chọn định hướng mục đích thoát đói, giảm nghèo bằng con đường xây dựng nền kinh tế mới song song với việc cầm súng bảo vệ biên cương tổ quốc, để từ đó xuất hiện phong trào thanh niên tích cực nhập ngũ xây dựng quân đội, tham gia lực lượng thanh niên xung phong, lập vùng kinh tế mới v. v…
Thời đại ngày nay. Trong điều kiện đất nước đã và đang đổi mới phát triển đi lên, đời sống nhân dân nâng cao (không còn đói) xã hội ổn định, nhưng cũng đã và đang đối diện với nguy cơ tham nhũng ngày càng phức tạp chưa được đầy lùi; sự tuột hậu so với các nước về mọi mặt trong đời sống kinh tế và xã hội; sự xâm chiếm chủ quyền biển đảo do nhà cầm quyền Trung quốc gây ra trên biển Đông . . . tất cả những điều đó, đòi hỏi thế hệ trẻ hôm nay cần phải xác định đúng đắn xu hướng ý thức và phương pháp hành động thích hợp để hình thành nên lý tưởng cách mạng. Có thể khái quát lý tưởng cách mạng trong thời đại hôm nay với những nội dung cơ bản sau đây:
Xây dựng ý thức đầu tranh phòng chống tệ tham nhũng quan liêu trong bộ máy công quyền của Nhà nước. Đây là vấn đề to lớn, cực kỳ khó khăn, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng kết quả chưa nhiều, xong không vì thế mà chúng ta chùn bước. Tôi thiết nghĩ: nếu thế hệ trẻ chúng ta có ý thức căm ghét tham nhũng quan liêu; căm ghét cửa quyền hách địch, có bản lĩnh chống lại sự cám dỗ của vật chất, của quyền lực, thì cũng đã là một thắng lợi to lớn trên mặt trận này rồi
Một vấn đề khác đó là nguy cơ mất chủ quyền biển đảo. Đây cũng là vấn đề lớn lao, nhưng không ai khác chính thế hệ tuổi trẻ là lực lượng xây dựng quân đội để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đến một thời điểm nào đó khi Tổ quốc gọi, chúng ta sẳng sàng hiến thân cho Tổ quốc, như 64 người lính Hải quân đã anh dũng ngã xuống để giữ lây ngọn cờ thiêng liêng của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma cách nay 28 năm về trước, cũng như bao thế hệ trong chiến tranh đã chấp nhận hy sinh cho sự tồn vong của dân tộc. Và vì Tổ quốc, chúng ta sẳng sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì để cho đất nước này được bình yên, cho nhân dân ta luôn được sống trong độc lập tự do ấm no hạnh phúc.
Vấn đề thứ hai: xây dựng nhân cách sống.
Nói đền xây dựng nhân cách sống là nói đến quá trình rèn luyện, xác lập khả năng thích ứng trong mối quan hệ tương tác của mỗi người chúng ta với mọi người trong xã hội. Nói cách khác đó là xây dựng một lối sống mà nội hàm chứa đựng mối quan hệ giữa con người với con người theo đúng nghĩa nhân sinh quan cách mạng.
Vậy lối sống ấy gồm có những gì?
Trước hết, với chính mình phái có lòng trung thực và hướng thiện. Trong tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người ta sinh ra vốn vĩ thật thà hiền lành, sở dĩ có cái ác, cái xấu chính là do môi trường xã hội (nghịch cảnh) tạo ra. Không phải ngẫu nhiên trong giáo lý tôn giáo dạy cho mọi người có lòng “từ bi”(phật giáo) hay tin thần “bác ai”(công giáo), vì vậy trong xây dựng nhân cách sống, chúng ta phải gạt bỏ tất cả những gì xấu xa để hướng đến cái thiện, cái đẹp, cái cao cả, không tham vọng quyền lực hay đam mê tiền bạc, không sa đà vào các tệ nạn, phải có lòng bao dung vị tha, gạt bỏ tất cả những hiềm khích nghi kỵ, sống chan hòa với mọi người và luôn luôn lạc quan yêu đời . . . nếu được như vậy các bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thản trong cuộc sống.
Kế đến, đối với công vụ và công việc.
Mỗi người tùy theo chức nghiệp, chức vụ và địa vị xã hội của mình, mà thi hành đúng chức nghiệp và chức trách công vụ một cách tận tâm với một mục tiêu hoàn thành tốt nhất, hiệu quả nhật. Nói đến “thi hành đúng chức trách công vụ” tưởng đơn giản nhưng lại có rất nhiều bạn hành động không được như vậy, hoặc không tròn trách nhiệm hoặc vượt quá quyền hạn.
Hãy hành xử vì mọi người.
Trong thời điểm chúng tôi hoạt động Đoàn có khẩu hiệu thế này: “mỗi người vì mọi người” để chỉ cho thanh niên phải hành động vì lợi ích của xã hội. Khẩu hiệu ấy đến nay vẫn chứa đựng hàm nghĩa nhân văn cao đẹp. Do khoa học kỷ thuật và công nghệ phát triển ngày càng cao và tinh vi, nên sự phân ngành càng chuyên sâu trong sản xuất hàng hóa nói riêng, trong mọi hoạt động xã hội nói chung, do đó con người ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, vì thế đòi hỏi con người phải nâng cao hơn nửa ý thức cộng đồng nhằm bảo đảm sự hài hòa lợi ích trong xã hội. Mặt khác mỗi người vì cộng đồng mà phấn đấu hết mình để cho mọi người được tốt đẹp hơn (có thể tốt hơn mình) nó còn hành vi đạo đức cách mạng trong nhân cách sống của con người.
Cuối cùng là hành vi ứng xử có văn hóa.
Con người là động vật cấp cao có tri thức và ý thức tự chủ gần như tuyệt đối. Con người được xem là tinh hoa của trái đất mà trong thế giới vũ trụ bao la chưa có hành tinh nào có được. Điều đó cho thấy không có lý do nào con người lại ứng xử với nhau một cách thô thiển, lại càng không thể xử sự với nhau như loài cầm thú. Văn hóa ứng xử là một bộ phận không tách rời của mối quan hệ giao tiếp trong xã hội văn minh, vì thế chúng ta phải thường xuyên rèn luyện phong cách văn hóa trong ứng xử. Từ cái bắt tay cho đến nụ cười, từ lời nói cho đến thái độ động tác v. v . . phải thật sự tinh tế, làm thế nào để khi tiếp chuyện, người đối diện cảm thấy thoải mái, hài lòng hay ít ra cũng không có lý do nào để họ phật lòng (ví dụ điển hình).
Vấn đề thứ ba: Học tập nâng cao kiến thức.
Lê Nin từng nói: học, học nửa, học mải để chỉ cho mọi người biết con đường học tập là không bao giờ kết thúc, nó vô tận. Bác hồ của chúng ta cũng đã hiệu triệu mọi người ra sức học tập và chính người là tấm gương mẫu mực về tin thần học tập để không ngừng nâng cao kiến thức nhằm giúp ích cho xã hội. . . vì vậy vai trò kiến thức trong đời sống xã hội của con người được xem là động lực phát triển của nhân loại.
Trên phương diện công cụ sản xuất, xét về lịch sử phát triển đi từ đồ đá, đồ đồng đến cong cụ bằng loại kim loại và vật liệu hổn hợp khác; từ thao tác cơ bắp cho đến chế tạo và sử máy móc; từ tính toán bằng bộ não người đến lập trình vi xử lý điện tử v.v…đều hàm chứa kiến thức của con người, những phát triển đó người ta gọi là tiến bộ khoa học do con người tạo ra.
Vậy chúng ta học như thế nào và học ở đâu?
Trong dân gian có câu: “học thầy không tày học bạn”. Câu nói đó chỉ cho ta thấy kiến thức không chỉ do thày dạy mà còn từ bạn bè và mọi người khác đem đến cho mình. Học ở trường lớp chỉ là những kiên thức cơ bản, còn học ở ngoài đời mới thực sự trang bị cho mình những kiến thức sống vô cùng phong phú, có thể khẳng định rằng: mỗi chúng ta có được một tri thức sống, kỷ năng năng sống như hôm nay, có đến 80, 90 % được tiếp thu từ sự dạy dỗ của ông bà cha mẹ, của gia đình và bạn bạn bè xung quanh.
Phương pháp học tập. Từ thực tiễn sự phấn đấu cá nhân, tôi nhận thấy việc tự học là một cách tốt nhất để trang bị kiến thức có chọn lọc theo sở thích và nó bổ sung rất to lớn cho hoạt động cá nhân của mỗi người chúng ta. Nếu như cách nay khoản 15, 20 năm việc tiếp nhận thông tin còn gặp nhiều khó khăn, thi hôm nay, trong môi trường thông tin điện tử rộng mở, việc tiếp cận để thu nhận kiến thức là rất tiện lợi. Để tiếp nhận được thông tin, bổ sung được kiến thức, nhất thiết các bạn trẻ phải biết xử dụng máy tín và biết khai thác mạng internes, nó là công cụ hữu hiệu nhất hiện nay để chúng ta thu nhận kiến thức.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Trên đây là mấy vấn đề xin được trao đổi cùng các bạn trẻ, mong rằng các bạn tiếp bước cha ông làm nên những điều tốt đẹp cho quê hương Gò Quao thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển. Thay mặt các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện đoàn qua các thời kỳ và nhân danh cá nhân, tôi xin chân thành cảm ơn Huyện đoàn Gò quao đã mời, cảm ơn các bạn đã lắng nghe những lời trao đổi của tôi trong buổi gặp gở giao lưu bổ ích này.