Translate

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

THỜI XA XƯA (ảnh chụp lại)

      Ai cũng có một thời để nhớ. Một thời của Thiên Tân là cả một quá khứ với biết bao ký ức khốc liệt trong chiến tranh nhưng thấm đẫm tình đồng đội, tình Dân và những sự kiện phong phú trong thời bao cấp. Những hình hình ảnh còn lưu lại sau đây nói lên phần nào điều đó 
------------------------------


Ảnh trên: Một Huyện đội phó, một Phó Công an huyện. Với Huỳnh Sinh, Huyện đội phó huyện đội Gò Quao trong thời bao cấp
Ảnh dưới: Ảnh chụp khoản năm 1973 ở Cái Trăm huyện Kế Sách (Lúc đó làm phụ đạo lớp Y tá do Quân y Trung đoàn mở)

Với đồng đội. Anh chụp năm 1976


Hạnh phúc gia đình

Lúc mới chuyển sang Công an năm 1980, chưa phong quân hàm

Ba cha con tại Nghĩa trang liệt sĩ Đà Lạt

 Dẫn đầu đoàn diễu hành của lực lượng Công an tại lễ kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng 30 tháng 4 ở Gò Quao (Lúc làm Phó trưởng Công an huyện)

Làm Chủ tọa một phiên tòa hình sự lưu động (Lúc làm Chánh an Tòa án huyện)

Với hai chiến sĩ Cảnh sát Lương và Đường

Phát biểu tai một cuộc họp

Trên bãi biển khu du lịch Hòn Chông Kiên Lương Kiên Giang (phía sau là hòn Phụ Tử lúc đó chưa bị gảy ngã)

Cảnh sát áo vàng thời bấy giờ (ảnh chụp khoản năm 80. 81 lúc mới chuyển sang Công an)

Tuổi 22

BỬU SƠN KỲ HƯƠNG SÓC TRĂNG

       Bửu Sơn Kỳ Hương còn gọi là chùa Đất Sét, bởi các hình tượng trong chùa được làm bằng đất không nung khá độc đáo. Ngoài ra trong chùa còn có những cột đèn cầy rất to, cò thể cháy đến hằng trăm năm. Chùa là một địa điểm tham quan rất lý thú.
(Những bức ảnh chụp ngày 22-08-2017)




  


 





 



 

KÊNH MIỄU HỘI

        Năm 1973, Đại đội DKZ 75 (C7), của Trung đoàn 1 U Minh QK9 về đóng tại kênh Miễu Hội (Kênh Ngang Phụng Hiệp Hậu Giang ngày nay). Có một sự kiện mà đến bây giờ Thiên Tân vẫn nhớ mãi. Đó là chuyện ăn cắp gạo cho dân. 
       Truyện thế này:
      Năm đó Đại đội chúng tôi về đóng quân ở đây. Lúc đó có một gia đình người Khơ Me, ông tên Suỗl rất đông con, ngày ngày thấy vợ chồng ông cùng các con đi đào củ bông sùng về lột ra nấu chào với gạo ăn. Thấy vậy anh Nguyễn (là Trung đội trưởng) rủ Thiên Tân ăn cắp gạo ở Văn phòng Đại đội đem đi cho. Lợi dụng lúc các cán bộ Đại đội đi vắng, Thiên Tân với anh Nguyễn sớt nửa bao gạo đưa xuống xuồng đem đến cho ông. Nhận bao gạo mà ông khóc ròng và hết lời cảm ơn chúng tôi. Lúc đó chúng tôi cảm thấy rất thương ông. Sau đó không lâu chúng tôi chuyển địa bàn hoạt động và không có dịp nào trở lại nơi ấy.
      Ngày 22 tháng 08 (2017) vừa qua, Thiên Tân trở lại nơi này. Sau 44 năm, Miễu Hội không còn là con kinh đào, vừa hẹp, vừa cạn mà đã được nạo vét rộng và sâu hơn xưa rất nhiều. Ông Suỗl đã chết từ rất lâu, con ông cũng đã lớn và nghe nói vẫn còn nghèo. Những người dân khác, người còn người mất... 
      Có một người con gái lúc chúng tôi đóng quân nay cũng đã 61 tuổi. Cô ấy cũng chỉ nhớ có một đơn vị pháo đóng ở Miễu Hội và cô cũng đã từng quen nhưng bây giờ quá lâu, cô không còn nhớ được ai.....
      Chiến tranh đã đưa chúng tôi đến nơi này, dù thời gian rất ngắn, nhưng đã để lại tình thương cảm của những người chiến Giải Phóng Quân chúng tôi vơi dân bởi không chỉ là "cá với nước" mà bởi họ đã không ngại bom đạn chết chóc bán trụ cùng đội bom đạn với Bộ đội. 
     Anh Nguyễn đã hy sinh trong một trận đánh sau đó ít lâu, giờ trở lại Miễu Hội, Thiên Tân cảm thấy bồi hồi xúc động đến nao lòng.
      Thiên Tân ghi lại đôi dòng này, để lưu lại một kỷ niệm của một thời kháng chiến.
----------------------------------
(Những bức ảnh chụp khu vực kinh Miễu Hội và kinh xáng Kinh Ngang thuộc huyện Phụng Hiệp Hậu Giang ngày 22-08-2017)






Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM (1)

        
         Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), có thể được xem là một tổ hợp sinh cảnh rất phong phú và là nơi tham quan lý thú. Ngoài các loài rắn, nơi đây còn có rất nhiều các loài động vật lông vũ, động vật có vú và các loài bò sát khác.

Động vất có vú: heo rừng, khỉ, cừu, hưu






Chim cò





(Các ảnh chụp ngày 16-08-2017)





Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

ĐẤT QUÊ (Thơ)



ĐẤT QUÊ
                        -----------                          
                           Đoàn Công Thiện
Người quê nay vẫn thế thôi
Đẫm trong lớp áo mồ hôi tuôn tràn
Đất quê xơ xác khô cằn
Gọi bàn tay cuốc nhọc nhằn sáng trưa
Khói buồn trong gió lưa thưa
Nhuộm quê mờ mịt nắng mưa trên đồng
Bao đời vẫn một long đong
Củ khoai hạt lúa ước mong vơi đầy
Chai sần rát bỏng bàn tay
Góp gom lam lũ chua cay phận người
Gian lao khổ cực quen rồi
Trăm năm vẫn vậy quê tôi đắng lòng.
-------------
Xép Ba Tàu tháng 8 năm 2017








Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

BỨC THƯ TỪ CHIẾN TRƯỜNG CAMPHUCHIA


       Các bạn thân mến.

      Chiến tranh chống xâm lược Mỹ kết thúc, những người lính đồng bằng sông Cữu Long, mà cụ thể là Trung đoàn 1 U Minh QK 9, lại tiếp tục làm cuộc viễn chinh chống quân Pôl Pốt cứu Nhân dân Camphuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. 
      Thời bấy giờ, việc liên lạc với nhau giữa mọi người, nhất là những người lính, bạn chiến đấu chủ yêu bằng thư viết thông qua đường Bưu chính. ĐCT và Phạm Tấn Sơn cùng nhiều đồng đội, bạn chiến đấu khác cũng bằng cách ấy để duy trì quan hệ với nhau.
      Hôm nay còn 2 năm nữa là tròn 40 năm của một bức thư, mà ĐCT còn giữ được. Xin đăng để các bạn cùng xem và hiểu thêm về tình bạn, tình đồng đội chúng tôi, trong những năm gian khổ ác liệt của Chiến tranh.
(Ảnh dưới: ĐCT và tác giả bức thư lúc còn ở Bộ đội)

Kam pông Sa pư
Thiện thân.
Ở bên này tao nhận được của mày hai lá thơ, nhưng không có chuyến về nước, nên hôm nay tao mới viết thơ cho mày được. Mày có mong không? chắc là mày sợ cho tao lắm phải không Thiện?
Thiện à! Mày bảo tao viết thơ kể cho mày nghe về những nơi tao đi qua và những gì tao đã thấy phải không? Tao không biết nói gì đây cho mày bây giờ, vì tao đã đi rất nhiều nơi, mà nơi nào tao cũng muốn kể, từ Soài - Riêng, Tà - keo đến Ph - Nông - Pênh, từ Com - Pong - Chi Năng đến Pác - Tam - Păng, từ dòng Tông - Lê - Sáp xuôi về biển Hồ…Những nơi này tao đã đi đến và nơi nào cũng mang một nét riêng. Chỉ riêng thủ đô Ph – Nông - Pênh thôi thì kể cũng mệt rồi…Thôi hẹn lại khi nào ta gặp nhau thì tao sẽ kể nhé.
Ngoại má và vợ mày có khỏe không? riêng mày đã hồi phục chưa? Đi nằm viện hết bao lâu? Cuộc sống gia đình hiện giờ chắc là ổn rồi phải không? vì tao tin mày có khả năng trong việc tính toán làm ăn . Viết thơ cho tao mày cứ viết về địa chỉ cũ Thiện nhé.
Riêng tao thì vẫn khỏe, nhưng rất cực ở xứ người, gia đình thì không rõ ra sao? Đấu nó đã có con (một đứa con gái rất xinh), hiện nay nó đã về công tác ở Sư đoàn, không còn ở chung với tao nữa, bạn bè thì có đứa còn người mất, số cũ trạng tao với mày thì chết 6,7 đứa…còn thằng Tám (*) thì nghe nói gia đình có lên ở trong nước, hồi nó hy sinh con Hạnh có Viết thư cho gia đình, còn tao thì không biết địa chỉ gia đình nó. Con Hạnh bây giờ học văn hóa tại thị xã Sóc Trăng với chế Tư Khởi, địa chỉ Trường bổ túc văn hóa Công nông tỉnh Hậu Giang nhé, nếu rảnh mày viết thư cho nó.
Cho tao kính lời thăm Ngoại, Má và vợ mày. Mày hôn con mày dùm tao nhé! Chúc mày vui khỏe, công tác tiến bộ, mọi ước mơ đều đạt như ý
(*) Tám là người đồng đội thân với ĐCT và Phạm Tấn Sơn. Nghe nói hy sinh lúc tấn công giải phóng Camphuchia ngày thừ hai (2-01-1979) tại biên giới Tịnh Biên An Giang.
                                                                                                                                                 Tạm dừng
                                           Xiết tay mày thật chặt
                                                        Tao

                                          Ký tên (Phạm Tấn sơn)

 Tác giã bức thu người đứng hàng sau bên phải ảnh trên và người đeo kính trong ảnh dưới.