Translate

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

LỤC BÌNH SÔNG QUÊ


Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình
      Trong các loài thực vật sống dưới nước, Lục bình là một loại có đặc điểm sinh học độc đáo được người dân quê tôi tận dụng phục vụ cho cuộc sống khá phong phú.
     Lục bình, chỉ sống ở vùng nược ngọt, nếu gặp nước mặn sẽ bị rụi chết. Những năm trong chiến tranh, cứ vào mùa mưa, lục bình lại sinh sôi nẩy nở đầy sông và là nỗi lo sợ của quân đối phương, nhất là quân lính trên các tàu chiến. 

      Lợi dụng dòng chảy, Bộ đội ta bám nấp vào những mãng lục bình, đưa trái phá đặt đánh tàu, phá cầu và tiếp cận các mục tiêu khác khiến đối phương không thể nào phát hiện. Rất nhiều trận đánh, các chiến sĩ đã lợi dụng lục bình tiêu diệt nhiều phương tiện tàu chiến địch, trong đó điền hình là những chiến công lừng lẫy của người anh hùng nông dân Tư Nhà Mới trên sông Cái Lớn. Những trận đặt trái phá tàu làm cho giặc không thể nào chống đỡ được và ông đã trở thành huyền thoại "Thần nước sông Cái Lớn"
      Vào mùa đông từ tháng 10 âm lịch trở đi, Lục bình đồng loạt trổ bông tím biếc cả một vùng, cũng là lúc sắp kết thúc vòng đời của nó khi nước mặn tràn về. Mỗi bụi Lục bình trổ một bông với nhiều nhánh, có dáng thon tròn mềm mại, gợi cho ta liên tưởng đến sự thanh khiết của loài Sen: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". 

      Bông Lục bình làm rau chấm với cá kho mắm hay thịt kho thường ăn rất ngon, ngon hơn các loại rau lá khác. Ngó Lục bình hoặc nõn non cùa nó hái đem về làm rau nấu canh chua hoặc xào với thịt cũng là một món ăn không thua kém các loại ra cũ khác.
     Lục bình còn là nguyên liệu để người dân sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tạo thu nhập thêm cho những gia đình sống ven sông có địa thế. 
      Để có được những cọng Lục bình dài đúng tiêu chuẩn đan lát, người ta dùng cây rào chắn, khoanh thả mật độ rất dầy cho các cánh lá vượt cao lên, sau đó cắt đem phơi rồi bán cho các cơ sở chế biến thủ công.
     Tuy nhiên. Lục bình cũng là nổi khổ của người di chuyển bằng xuồng ghe trên sông nước. Nếu mật độ thưa thì không có vấn đề gì, nhưng nếu gặp hôm nước chảy xiết, gió mạnh, Lục bình sẽ dồn lại ken chặt mặt sông, thì người đi  ghe, xuồng sẽ không cách nào vượt qua được, lúc này chỉ còn cách tắp vào bờ chờ tan rồi đi, nếu đã kẹt giữa dòng thì phải chịu chung với số phận bềnh bồng trôi theo dòng nước...

(Những bức ảnh chụp tại sông Cái Lớn và sông Xép nhỏ ngày 27-08-2017. Anh hoa lục bình tãi trên mạng về)
Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

KHÓM QUÊ

Khóm quê như thể rừng chông
Gai tua tủa nhọn rát lòng bàn chân
Hai tay khô ráp chai sần
Cho ngày thu trái đầy sân vụ mùa
---------- 
Anh chụp tại Xép nhỏ Ba Tàu Gò Quao Kiên Giang ngày 27-08-2017

CỤM TRƯNG BÀY HIỆN VẬT CHIẾN TRANH

      Ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang, có một khu trưng bày các phương tiện chiến tranh với tấm biển đề: "Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Chiến Thắng Chương Thiện".
    Có thể nói nơi đây là một bảo tàng "Chiến Thắng Chương Thiện" thì đúng hơn, bởi lẽ: tại vị trí này không phải là nơi sảy ra những trận đánh của quân ta với địch. Trong chiến tranh, nơi đây là căn cứ của quân Ngụy Sài Gòn, nơi xuất phát các cuộc hành quân của đối phương vào vùng do ta kiểm soát sau hiệp định Pari có hiệu lực. Với hơn 75 lượt Tiểu đoàn, chúng đã hành quân vào địa bàn huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp nhưng đã bị quân ta đánh bại.
      Trong cuốn Lịch Sử Trung Đoàn Bộ Binh 1 Sư Đoàn 330 Quân Khu 9 (NXB QĐND 2013), từ trang 104 đến trang 124, đã mô tả các trận đánh của Trung đoàn trên địa bàn này cho thấy: Trung đòa 1 U Minh QK9 là lực lượng chủ yếu đánh thắng 75 lượt Tiều đoàn của đối phương để giữ và mở rộng vùng kiểm soát. Điều đáng tiếc không thấy có hiện vật nào của Bộ đội ta được trưng bày tại đây. Có một vài loại như Cối 120mm, Cối 82mm; DKZ 75 ly, DKZ 82 ly; súng cao xạ 12,8 ly, nhưng không thấy chú dẫn là của ta hay của quân đối phương. Những phương tiện khác như máy bay, xe cơ giới, Pháo đều là của quân đội Sài Gòn.
      Còn một điều nữa cần phải nói, đó là Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Lẽ ra Bia phải được dựng ở nơi trung tâm, để nói lên sự trân trọng với những người đã làm nên "Chiến Thắng Chương Thiện".... Thế nhưng người ta lại đặt ở ngoài rìa trong khuôn viên (từ cổng vào phía tay phải sát tường rào) và rất mờ nhạt bởi hình khối đơn điệu của nó. 
(Ảnh chụp ngày 28-08-2017)







 













































CÔNG VIÊN CHIẾN THẮNG (Ảnh)

          Cạnh khu vực trưng bày phương tiện chiến tranh trong cụm di tích chiến thắng Chương Thiện là Công viên Chiến Thắng với không gian rộng. 
      Tuy nhiên, tại thời điểm này (28-08-2017) Công viên chỉ là một vài công trình đơn điệu mà nổi nhất là tượng đài chiến thắng đứng giữa trung tâm, còn lại vẫn hoang sơ đầy cỏ dại. 
(Ảnh chụp tại thành phố Vị Thanh Hậu Giang ngày 28-08-2017)