Translate

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

KHU DU LỊCH CỒN PHỤNG (1)

      Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng, nơi tiếp giáp giữa hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, cách cầu Rạch Miễu về phía hạ lưu vài km là một quần thể du lịch được tạo lập trên một số cồn nổi giữa sông Tiền, trong đó Cồn Phụng được xem là phong phú nhất bởi cảnh quan, các sản phẩm làm từ Dừa, các trò chơi và cả giếng nuôi cá sấu. 
     Tùy theo vị trí xuất phát và nơi tham quan, khách bỏ ra một khoản tiền từ 40 nghìn đến 200 nghìn, sẽ được nhân viên ở đây đưa sang cồn bằng những chiếc đò thong thả đi trên dòng sông Tiền đục ngầu phù sa, để chiêm ngưỡng cái bao la của sông nước miền đất Cữu Long Giang đầy thơ mộng này. 
(Những ảnh chụp ngày 1-9-2017)

---------
BẢO TÀNG DỪA
        Ờ đây trưng bày các sản phẩm làm từ nguyên liệu bằng cây dừa trông cũng đẹp mắt đấy chứ (Những bức ảnh chụp ngày 1-9-2017)












LÀNG BÈ

      Chỉ là một Nhà hàng thôi, Làng Bè nằm bên sông Tiền (gần cầu Rạch Miễu phía hạ lưu bên địa phận tỉnh Bến Tre) cũng đem đến cho bạn những cảm nhận thư thái qua cảnh quan sinh thái xứ dừa.
(Những ảnh chụp ngày 1-9-2017)













DI TÍCH CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM XOÀI MUT

      Theo tư liệu lịch sử, vào rạng sáng ngày 19 tháng 5 năm 1785, tại nơi đây đã diễn ra trận thủy chiến giữa Quân đội Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại 2 vạn (20 ngàn) tên liên quân của Thái Lan và Nguyễn Ánh, kết thúc sự xâm lược của Quân Xiêm (Thái Lan) do Nguyễn Ánh cầu viện đế chống lại quân Tây Sơn.
      Cũng theo tư liệu lịch sử, trận thủy chiến này được xem là một trong 4 trận thủy chiến lớn nhất, điển hình nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của các triều đại nhà nước phong kiến Việt Nam. Ba trận trước đó ở trên sông Bạch Đằng gồm: Trận tiêu diệt quân Nam Hán do Ngô Quyền tổ chức năm 938; trận tiêu diệt quân Nhà Tống do vua Lê Đại Hành tổ chức năm 981 và trận tiêu diệt quân Mông Cổ do vua Trần hưng Đạo tổ chức năm 1.288. 
(Những bức ảnh chụp trưa ngà 1-9-2017)























Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

LỤC BÌNH SÔNG QUÊ


Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình
      Trong các loài thực vật sống dưới nước, Lục bình là một loại có đặc điểm sinh học độc đáo được người dân quê tôi tận dụng phục vụ cho cuộc sống khá phong phú.
     Lục bình, chỉ sống ở vùng nược ngọt, nếu gặp nước mặn sẽ bị rụi chết. Những năm trong chiến tranh, cứ vào mùa mưa, lục bình lại sinh sôi nẩy nở đầy sông và là nỗi lo sợ của quân đối phương, nhất là quân lính trên các tàu chiến. 

      Lợi dụng dòng chảy, Bộ đội ta bám nấp vào những mãng lục bình, đưa trái phá đặt đánh tàu, phá cầu và tiếp cận các mục tiêu khác khiến đối phương không thể nào phát hiện. Rất nhiều trận đánh, các chiến sĩ đã lợi dụng lục bình tiêu diệt nhiều phương tiện tàu chiến địch, trong đó điền hình là những chiến công lừng lẫy của người anh hùng nông dân Tư Nhà Mới trên sông Cái Lớn. Những trận đặt trái phá tàu làm cho giặc không thể nào chống đỡ được và ông đã trở thành huyền thoại "Thần nước sông Cái Lớn"
      Vào mùa đông từ tháng 10 âm lịch trở đi, Lục bình đồng loạt trổ bông tím biếc cả một vùng, cũng là lúc sắp kết thúc vòng đời của nó khi nước mặn tràn về. Mỗi bụi Lục bình trổ một bông với nhiều nhánh, có dáng thon tròn mềm mại, gợi cho ta liên tưởng đến sự thanh khiết của loài Sen: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". 

      Bông Lục bình làm rau chấm với cá kho mắm hay thịt kho thường ăn rất ngon, ngon hơn các loại rau lá khác. Ngó Lục bình hoặc nõn non cùa nó hái đem về làm rau nấu canh chua hoặc xào với thịt cũng là một món ăn không thua kém các loại ra cũ khác.
     Lục bình còn là nguyên liệu để người dân sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tạo thu nhập thêm cho những gia đình sống ven sông có địa thế. 
      Để có được những cọng Lục bình dài đúng tiêu chuẩn đan lát, người ta dùng cây rào chắn, khoanh thả mật độ rất dầy cho các cánh lá vượt cao lên, sau đó cắt đem phơi rồi bán cho các cơ sở chế biến thủ công.
     Tuy nhiên. Lục bình cũng là nổi khổ của người di chuyển bằng xuồng ghe trên sông nước. Nếu mật độ thưa thì không có vấn đề gì, nhưng nếu gặp hôm nước chảy xiết, gió mạnh, Lục bình sẽ dồn lại ken chặt mặt sông, thì người đi  ghe, xuồng sẽ không cách nào vượt qua được, lúc này chỉ còn cách tắp vào bờ chờ tan rồi đi, nếu đã kẹt giữa dòng thì phải chịu chung với số phận bềnh bồng trôi theo dòng nước...

(Những bức ảnh chụp tại sông Cái Lớn và sông Xép nhỏ ngày 27-08-2017. Anh hoa lục bình tãi trên mạng về)
Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Kết quả hình ảnh cho Hoa lục bình

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

KHÓM QUÊ

Khóm quê như thể rừng chông
Gai tua tủa nhọn rát lòng bàn chân
Hai tay khô ráp chai sần
Cho ngày thu trái đầy sân vụ mùa
---------- 
Anh chụp tại Xép nhỏ Ba Tàu Gò Quao Kiên Giang ngày 27-08-2017