Translate

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

THĂM KHU DI TÍCH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

        Với tổng chiều dài trên 250km đường hầm, được tạo ra bằng công cụ thô sơ do con người đào trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở thế kỷ 20, Địa đạo Củ Chi có thể được xem là một công trình kỳ vĩ nhất, có một không hai trên thế giới này. Mời các bạn xem một số hình ảnh Thiên Tân chụp trong chuyến tham quan khu đi tích vào ngày 13-11-2017
------------------------------------
Du kích Củ Chi (hình tượng phục dựng)

 Võng là phương tiện để lực lượng Du kích ngủ, nghỉ. Bên trên võng là những tấm vải dù lấy của đối phương căng che nắng che mưa

Nữ Du kích sinh hoạt may vá trong hầm (ảnh người diễn)

Rừng Cũ Chi hiện tại.







Phòng họp trong hầm dưới lòng lất

 Hướng dẫn viên đang thuyết minh trong căn hầm dưới lòng đất
 Thông với phòng họp, có những cửa hang ăn sâu xuống lòng đất vào địa đạo

 Lối xuống phòng họp
  Miệng hang đi xuống địa đạo rất nhỏ, vừa cho người Việt Nam chui xuống


 Lỗ thông hơi để lấy không khí trên mặt đất. Lỗ thông hơi được ngụy trang như một ổ mối để đối phương không phát hiện được
 Hang địa đạo. Có ba tầng, sâu nhất cách mặt đất trên 8m
 

 Bếp Hoàng Cầm trong hầm được thiết kế khi nấu, khói sẽ tỏa đi nhiều nhánh lúc lên mặt đất chỉ còn là làn sương mỏng, đối phương không phát hiện được (Trong ảnh đang nấu và hai ảnh kế tiếp là nơi thoát khói chỉ nhìn kỹ mới thấy)


 Khoai mì là món ăn chính yếu của Du kích Cũ Chi.
 Bẩy chông hầm. Phía bên dưới là những cây chông làm bằng tre vót nhọn cắm đứng, nắp hầm được ngụy trang kín, khi đối phương hành quân sẽ sụp hầm, những cây chông sẽ xuyên vào người gây thương vong


 Vũ khí tự tạo của Du kích Củ Chi





ĐÁM CƯỚI XA QUÊ

 ĐÁM CƯỚI XA QUÊ
------------
Đều là những người “tha hương cầu thực”, một bên quê Kiên Giang, một bên ở An Giang, cùng là công nhân trong các nhà máy ở tận Bến Các tỉnh Bình Dương, các cháu đến với nhau có lẽ từ trai tim của người xa xứ cùng cảnh ngộ.
Chẳng nghi lể rườm rà, chẳng xe hoa đưa đón, bên trai đến với vài mâm lể vật, đại diện nhà trai có đôi lời xin được rước dâu về…thế thôi nhưng vẫn tràn đầy cảm xúc từ cái mộc mạc chân quê vốn có của người miền Tây thật thà chất phát này.
Đám cưới các cháu được tổ chức dưới tán rừng cao su của miền Đông, mang vẽ hoang sơ nhưng đầm ấm xum vầy bởi sự có mặt của các Ông, Bà Cha Mẹ và những người thân trong dòng tộc Nội Ngoại.
Mong các cháu xây dựng một mái ấm gia đình luôn luôn hạnh phúc.
-----------------------
Bến Các tỉnh Bình Dương 12-11-2017.
 













Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

LẠC LỐI

Trời chiều phủ nặng bóng mây
Lưa thưa mưa rắc vơi đầy giọt quê
Em đi lạc lối đường về
Lẫn trong phố thị hồn mê mất rồi
Đâu còn nhớ cảnh chiều rơi
Để hoàng hôn gọi một thời xa xăm
----------
(Những bức ảnh chụp ở rẫy khóm bên Xép Ba Tàu Gò Quao Kiên Giang ngày 17-10-2017)