CẦN THAY ĐỔI HÌNH THỨC VÀ
QUI TRÌNH THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH
---------------------
Luật sư Đoàn Công Thiện
(Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
Kiên Giang)
Trước đây, việc thi hành án tử hình được thực hiện bằng hình thức xử
bắn. Thực tiễn quá trình thực hiện hình thức xử bắn đã làm phát sinh những hệ lụy bất ổn về mặt tâm lý
cho những người trực tiếp thi hành nhiệm vụ bắn, thậm chí có người bị mắc những
triệu chứng của bệnh lý tâm thần trong cả quảng đời còn lại sau khi về hưu.
Ngoài ra, việc thi hành án bằng hình thức xử bắn còn mang tính phi đạo đức khi người bị bắn không còn nguyên vẹn bởi những vết đạn gây ra bộc lộ trên
thân thể của tử tù.
Nhằm xóa bỏ những hạn chế của hình thức xử bắn, năm 2010, tại kỳ họp
thứ 7, Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật Thi Hành Án Hình Sự, trong đó hình
thức xử bắn người bị kết án tử hình được thay thế bằng hình thức tiêm thuốc
độc.
Tại khoản 1 điều 59 Luật Thi Hành Án Hình Sự qui định: “Thi hành án tử
hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc
độc do Chính phủ quy định”.
Thực hiện điều 59 nói trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2011
và Nghị định số 47/2013 (sửa đổi bổ sung Nghị định 82/2011) Quy định về thi
hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Theo nội dung của hai Nghị định
trên đây, thì việc tiêm thuốc làm chết người bị kết án tử hình được thực hiện qua
ba giai đoạn: làm mất tri giác; làm tê liệt hệ vận động và làm ngừng hoạt động
của tim.
Với hình thức tiêm thuốc độc mà Pháp luật qui định đã thể hiện sự tiến
bộ hơn hẳn so với hình thức xử bắn trước đây. Tuy nhiên, từ thực tiễn trong
thời gian qua cho thấy, hình thức tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình vẫn
còn bộc lộ những hạn chế nhất định ở các mặt sau đây:
Do địa điểm thi hành án không phải ở tỉnh nào cũng có, nên việc chi phí
cho Hội đồng thi hành án và lực lượng thi hành án cũng như việc dẩn giải người bị
kết án đến nơi thi hành án là rất tốn kém về tiền bạc và mất rất nhiều thời
gian (có đại biểu Quốc hội đưa ra con số chi phí cho một vụ thi hành án từ 100
đến 300 triệu đồng).
Dù thi hành án được tự động bằng động tác bấm nút khi truyền thuốc độc vào
cơ thể tử tù, nhưng người thực thi nhiệm vụ vẫn phải trực tiếp thao tác cắm
kiêm tiêm vào tỉnh mạch và rút kiêm ra khi tử tù đã chết; cái chết của người tử
tù vẫn hiện diện trước mặt mọi người, điều đó không thể tránh khỏi sự tác động
tiêu cực đến tâm lý của những người trực tiếp làm nhiệm vụ thi hành án.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thiết nghĩ Luật Thi Hành Án Hình Sự
cần thay đổi việc tiêm thuốc độc bằng hình thức dùng máy cơ học tự động, bắn
que kim loại vào não bộ người bị thi hành án với phương tiện và một qui trình đơn
giản hơn.
Khái quát phương án nói trên như sau:
Về phương tiện thi hành: Thiết kế một máy tự
động (tạm gọi là máy “Thi Hành Án Tử Hình”), trong đó bộ phận làm chết người và
nguyên lý gây chết là chiếc que kim loại được phóng xuyên thẳng từ đỉnh đầu vào
trong, phá hủy não bộ người bị thi hành. Cấu trúc máy dạng hòm kín, hoạt động
của máy theo cơ chế tự động; khi xử tử, phạm nhân được đặt trong tư thế nằm,
người trực tiếp thi hành chỉ ấn nút, máy sẽ tự phóng que kim loại vào đầu làm
chết người phạm nhân, người trực tiếp vận hành máy và những người tham gia thi
hành án khác, không nhìn thấy người bị xử tử khi máy hoạt động (xem sơ đồ khái
quát kèm theo). Máy được gắn trên xe chuyên dụng cơ động, do Cảnh sát hỗ trợ tư
pháp quản lý vận hành.
Qui trình thi hành: sau khi làm xong thủ tục
pháp lý, phạm nhân được cho uống một liều thuốc ngủ mạnh (có thể trộn vào thức
ăn trong bửa ăn cuối cùng của tử tù), chờ thời gian thuốc mê tác dụng, phạm
nhân mất tri giác thì đưa vào hòm, sau đó nhân viên thi hành án ấn nút cho máy
hoạt động và kết thúc khi que kim loại được phóng vào đầu bị án.
Khi máy kết thúc hoạt động, thanh kim loại
vẫn còn nằm trong đầu, máu, óc và các chất dịch khác không thể chảy ra ngoài (vì
que kim loại nằm trám kín vết xuyên), do đó không để lại tổn thương nhìn thấy
được trên cơ thể tử tù.
Trong xu hướng giảm án tử hình hiện nay, cả
nước chỉ cần lập hai đội chuyên trách (một ở phía Bắc và một ở phía Nam -
mỗi đội một hoặc hai máy), trực thuộc Cục Cảnh sát hỗ trợ tư pháp là đủ để đáp
ứng cho công tác thi hành án tử hình trên cả nước. Khi có yêu cầu của tỉnh (kể
cả bên Quân đội), Cục cho Đội đưa xe chuyên dụng “Thi Hành Án Tử Hình” đến nơi
có yêu cầu và phối hợp thực hiện thi hành án theo qui định chung.
Với phương án dùng máy bắn cơ học tự động kết
hợp với thuốc mê nêu trên, chắc chắn việc thực hiện thi hành án tử hình sẽ thuận
lợi và ít tốn kém hơn so với thi hành bằng hình thức tiêm thuốc độc như hiện
nay.
(*) Nếu phương án này được chấp nhận,
tác giả bài viết sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng, thảo luận đưa ra giải
pháp kỹ thuật khi thiết kế.