Translate

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

VẬN TẢI TRÊN CAO BẰNG ĐÀ BÊ TÔNG CHỊU LỰC

Bài viết dưới đây là tóm tắt phát kiến khoa học ĐCT đã viết thành Đề án gởi Bộ trưởng Bộ giao thông vận tãi và Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ đề xuất nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng. Tác giả Đề tài rất mong các bạn, nhất là các nhà khoa học, các nhà quản lý xem xét, đánh giá, thẩm định. ĐCT sẵn sàng hợp tác với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để biến ý tưởng này thành hiện thực trong đời sống xã hội của con người. Bài viết đã được Cục bản quyền tác giả thuôc Bộ văn hóa thể thao và du lịch cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả số 4592/2014/QTG ngày 19/12/2014.
Liên lạc với tác giả: Luật sư Đoàn Công Thiện, số 36, đường Hùng Vương, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: 0918083586 – 0916090952. Email: thientankg@yahoo.com.vn
------------------------ 


               VẬN TẢI TRÊN CAO BẰNG ĐÀ BÊ TÔNG CHỊU LỰC
---------------------
                                               Tác giả: Đoàn Công Thiện.
Trên thế giới cũng như ở nước ta, các loại hình giao thông vận tải trên bộ hiện nay đã bộc lộ những hạn chế không thể khắc phục được, những hạn chế ấy thể hiện với các yếu điểm sau đây:
Kỷ thuật xây dựng hạ tầng phức tạp, thời gian thi công kéo dài, tuổi thọ công trình ngắn; giá trị đầu tư lớn, giá thành vận chuyển cao; luôn tiềm ẩn rủi ro tai nạn cho người và phương tiện . . . Những hạn chế này, đòi hỏi con người phải tìm ra một loại hình vận tải hữu hiệu hơn so với các loại hình vận tải truyền thống. 
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, phương án vận tải trên tầng cao thông qua hệ thống đà bê tông chịu lực là một loại hình vận tãi hoàn toàn mới với ưu điểm nỗi trội hơn hẳn các loại hình giao thông vận tãi hiện có. Tóm tắc cấu trúc loại hình vận tãi trên cao bằng đà bê tông chịu lực như sau:
Cấu trúc hạ tầng kỷ thuật.
Hạ tầng kỷ thuật là hệ thống đường vận chuyển, đường tránh, đường nhánh và trạm dừng, được thiết lập thành một chuỗi liên hoàn, khép kín với nhau trên toàn tuyến vận tải cố định.
Đường vận chuyển là hệ thống thanh đà bê tông cốt thép liền khối mặt phẳng, ốp tấm kim loại sắt, nối dài liên tục được gắn kết với hệ thống các trụ cột cắm vào lòng đất, tạo nền cho bánh lăn của phương tiện trượt phía bên trên khi chuyển động. Song song một khoản cách không đổi phía bên dưới là đường đà phụ, tạo mặt phẳng vuông góc với đường đà chính làm nền cho hệ thống bánh đỡ ngang của phương tiện vận chuyển. Đường đà phụ này có tác dụng kềm giữ thăng bằng cho phương tiện khi di chuyển. Để phương tiện vận chuyển được hoạt động liên tục, lập hai hệ thống đường song song với một khoản cách không đổi (trừ trường hợp do địa hình và khi vào trạm dừng), tạo thành hai đường vận chuyển xuôi ngược nhau.
Đường tránh và đường nhánh là đường được tách khỏi đường chính bằng các khớp nối di động nối thông từ đường chính vào nhánh đường cần cho phương tiện đi vào (giống như khớp chuyển đường ray của đường sắt). Tại trạm dừng, mỗi hệ thống lắp 03 đường tránh, một đường đi thằng, hai đường đi sang hai bên (hai hệ thống bằng 06 đường). Đường giữa ưu tiên cho phương tiện không dừng lại trạm, hai đường bên là đường cho phương tiện dừng để trả và rước khách hoặc hàng hóa. Trạm dừng đầu cuối, Trạm dừng trung tâm thành phố lớn, lưu lượng hành khách đông nên lắp đường tránh nhiều hơn.
Trạm dừng là một không gian mở, phục vụ cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và là cơ sở bão dưỡng, tiếp nhiên liệu v . v . . . đồng thời trạm dừng còn là nơi để các phương tiện lưu thông trên đường tránh nhau.
Trạm dừng hành khách được thiết kế hai tầng gồm tầng trệt và tầng lầu có mái che. Tầng trệt có chức năng đón khách, nơi bán vé và là phòng chờ, tầng trên là nơi trả khách đến và rước khách đi. Trạm dừng hàng hóa có chức năng lên xuống hàng hóa nên phải thiết lập trên mặt đất và riêng biệt với trạm dừng hành khách. Trạm bảo trì sửa chữa là loại trạm chuyên dụng cho mục đích duy tu phương tiện vận chuyển được bố trí ở khu vực độc lập, tách rời khỏi đường vận chuyển, gần với nhà máy sản xuất phương tiện.
Phương tiện vận chuyển.
Dựa theo nguyên lý cân bằng trọng lực và chuyển động thẳng đều, phương tiện di chuyển trên đường đà là toa xe (tạm gọi theo cách gọi của tàu hỏa) được thiết kế mô phỏng theo dạng hình “đòn gánh”, bánh lăn nằm trên đường đà, khoan chứa hành khách (hoặc hàng hóa) được lắp hai bên đầu trục của bánh chính, phía dưới ngay hai đầu trục của bánh chính là bánh lăn phụ kết dính với khoan chứa nằm theo chiều ngang (90 độ), đáy bánh áp với mặt ngang thanh đà phụ bên dưới tạo ra gọng kềm cho phương tiện di chuyển được vững chắc
Phương tiện có thể cấu trúc từng toa độc lập (như ô tô) hoặc liên kết nhiều Toa lại thành đoàn (như tàu hỏa). Kích thước chiều ngang khoan chứa, chiều dài của toa xe cũng như kết cấu vật liệu phải được cấu thành qui chuẩn thống nhất.
Đầu kéo được lắp đặt hai máy ở hai khoan hai bên của toa xe, vừa để cân bằng trọng lực, vừa để tăng công xuất kéo, vừa để bảo đảm phương tiện được hoạt động liên tục khi sảy ra sự cố hỏng máy. Tùy theo trọng lực của đối tượng vận chuyển mà lắp đặt máy có công xuất phù hợp. Trong trường hợp phương tiện vận chuyển chỉ có một toa, thì máy kéo lắp đặt chung trong toa ở hai khoan hai bên.
*
*   *
Có thể nói loại hình vận tãi trên cao bằng đà bê tông chịu lực là một phát minh mới, mang tính toàn cầu bởi lẽ: ngoài đường bộ cho ô tô, đường sắt cho xe lửa (hoặc xe điện), đường điện từ cho xe chạy trên đệm từ . . . kể cả dưới lòng đất lẫn ở trên cao, từ trước đến thời điểm này, trên thế giới chưa xuất hiện loại hình vận chuyển ở tầng cao bằng đường bê tông một thanh đơn với loại phương tiện dạng “đòn gánh” mà ý tưởng này đưa ra.
Do kết cấu bê tông cốt thép nên việc lắp ghép, đóng trụ đều thực hiện gọn và dể thao tác. Việc thi công chỉ sử dụng phương tiện vận tải, xe cẩu,  máy ép cọc, máy trộn bê tông kết hợp với lao động thủ công, lại không phải thực hiện công đoạn gia cố mặt bằng như đường bộ đường sắt, nên thời gian thi công rất ngắn.
Vì là bê tông cốt thép, lại được ốp bằng tấm kim loại sắt nên tuổi thọ công trình có thể lên đến hằng trăm năm và ít phải gia cố (Tuổi thọ từ bằng đến hơn tuổi thọ cầu bê tông hiện nay).
Dựa theo nguyên lý lực chuyển động thẳng đều, cộng với không bị hạn chế bởi chướng ngại vật cơ động như ở mặt đất, nên tốc độ của phương tiện di chuyển trên đường đà bê tông có thể cao gấp hai hoặc ba lần tốc độ trung bình của phương tiện đường bộ đường sắt hiện nay.
Vì phương tiện được vận hành ở tầng cao, nên tránh được mọi rủi ro từ hoạt động của con người dưới mặt đất; mặt khác, với kiểu “gánh ôm” của loại phương tiện, cộng với tiêu chuẩn kỷ thuật thiết kế được tính toán khoa học, vận hành đúng qui tắc, nên xác suất sự cố được xem như bằng không (ngoại trừ tác động có chủ ý của con người). So với các loại phương tiện giao thông đương bộ, đường sắt, đường không, đường biển thì loại hình này là an toàn tuyệt đối.
Do vật liệu sử dụng nhiều nhất là Xi măng, đá, có nguồn cung cấp không hạn chế, thuộc loại rẻ tiền; diện tích chiếm dụng trên mặt đất nhỏ (Nếu tiết diện mố trụ  1m x 1m x 20 thì diện tích chiếm chỗ trên mặt đất 200m2 cho mỗi ký lô mét), cộng với thời gian thi công ngắn nên giá thành xây dựng thấp, kéo theo đơn giá vận tải thấp.
Các nhà khoa học có thể nghiên cứu phát triển ứng dụng phát minh này để cải tiến loại hình vận tải trên đệm điện từ mang những đặt tính ưu điểm hơn so với loại hình vận tải bằng đệm từ hiện có.
Vì là loại hình mới, có nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với các loại hình vận tải khác, nên các nước sẽ nhanh chóng ứng dụng. Với lợi thế phát minh này, nước ta có khả năng hợp tác với tất cả các Quốc gia trên thế giới để xúc tiến đầu tư.
Tổng hợp tất cả những ý nghĩa nêu trên, ta có thể khẳng định: Lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội của loại hình vận tải trên cao bằng đà bê tông chịu lực là rất to lớn, rất thiết thực với nhu cầu hoạt động của con người. Loại hình vận tải này sẽ trở thành loại hình vận tải chủ đạo, có khả năng thay thế hoàn toàn cho loại hình vận tải đường sắt và phần lớn vận tải ô tô đường dài ở trong nước cũng như trên thế giới trong tương lai.
------------------------------





                                                                           

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH (Ảnh sự kiện)

Ngày 20 tháng 09 năm 2014, Các Cựu chiến binh Trung đoàn 1 U minh, QK9 có cuộc họp mặt tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Nhân sự kiện này, ĐCT ghi lại những hình ảnh tại trung tâm trưng bày các phương tiện chiến tranh mà hai bên đã sử dụng trong cuộc đối đầu lịch sử của dân tộc ta với Đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX vừa qua. Thiên Tân xin giới thiệu để các bạn cùng xem.
----------------------
Ở chiến trường đồng bằng sông Cữu Long, Bộ đội chủ lực và lực lượng quân sự địa phương của ta, ngoài trang bị súng tiểu liên và các loại súng cá nhân khác còn có các loại pháo mang vác sau đây (có thể một số chi tiếc chưa đúng):

Súng DKZ 82 mm do phe XHCN sản xuất, tầm bắn xa khoản 8 km.

                                                         Súng DKZ 75 mm, do phe XHCN sản xuất, tầm bắn xa khoản 7 km.















Súng cối 82 mm, do phe XHCN sản xuất, tầm bắn xa khoản gần 3 km.
















Súng cối 120 mm, dó phe XHCN sản xuất, là loại có cở nòng lớn nhất chỉ trang bị cho đơn vị Pháo binh của Quân khu, có tần bắn xa khoản 6 km.
 ------------------------------ 
Sau đây là các phương tiện và vũ khí của phía đối phương. Qua đây ta thấy được chênh lệch về trang bị giữa hai bên để khẳng định điều tuyệt vời của chiến tranh nhân dân và chiến thuật du kích mà nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi

Xe Jep trang bị cho Sĩ quan chỉ huy của Quân đội đối phương

                  Máy bay Trực thăng HU 1A 
của Mỹ dùng để chở Quân cơ động trên chiến trường.



                 Xe chở Quân GMC, dùng để chuyển quân trên bộ.

    Pháo 105 mm. do Mỹ sản xuất có tầm bắn xa khoản 11 km.

  Pháo 155 mm, do Mỹ sản xuất, có tầm bắn xa khoản 18 km.


               Máy bay ném bom AD 4 (hoặc A 37) do Mỹ sản xuất



                                                Xe tăng M 48, do Mỹ sản xuất.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

HỌP MẶT CCB TRUNG ĐOÀN 1 (Ảnh sự kiện)


HỌP MẶT CCB TRUNG ĐOÀN 1 U - MINH QK9 LẦN THỨ VII
-------------------- 
(Ảnh: nơi tổ chức buổi họp mặt)
Ngày 20 tháng 09 năm 2014, tại thành phố Vị Thanh Hậu Giang, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 1 U Minh QK9, đã tổ chức cuộc họp mặt các CCB của Trung đoàn với hơn 500 thành viên từ các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cữu Long về dự. 
Về dự có Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (là Trung đoàn trưởng của Trung đoàn thời đánh Mỹ); Trung tướng Phạm Hồng Lợi, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng, Bộ Tổng tham mưu (là Đại đội trưởng Đại đội cao xạ 12,7 ly thời đánh Mỹ); anh Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Tây Nam bộ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang (là y tá của Quân y Trung đoàn thời đánh Mỹ); Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng, nguyên Ủy viên Ủy ban kiểm tra Quân ủy trung ương (là Chính trị viên Tiểu đoàn 307 của Trung đoàn thời đánh Mỹ), Thiếu tướng Trần Vinh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ thương binh xã hội (là Chính trị viên Tiểu đoàn 303 của Trung đoàn thời đánh Mỹ)
Đại tá  Nguyễn Công Bình, Thượng tá Nguyễn Văn Thông trong Ban tổ chức đón tiếp đại biểu
 (Ảnh dưới:Đại tướng Phạm Văn Trà thăm hỏi các CCB)
Các ảnh dưới: Các CCB gặp mặt giao tiếp
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng, Trưởng ban liên lạc đọc diễn văn ôn lại truyền thống của Trung đoàn
Các CCB mặc niệm tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh

Đại tướng Phạm Văn Trà và anh Nguyễn Phong Quang
Thiếu tướng Trần Vinh Quang (người ngồi bên phải) cùng khách mời
Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu với các CCB
Mộ tiết mục văn nghệ chào mừng các CCB
 CCB tham luận
 Đại diện các bộ chiến sĩ Trung đoàn đương thời phát biểu
Các CCB dự họp trong Hội trường
Các Sĩ quan của Trung đoàn đương thời

Bữa cơm đồng đội với những ly rượu nghĩa tình















Trung tướng Phạm Hồng Lợi (người đứng mặc áo trắng tay ngắn) cùng các CCB













Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng (mặc Quân phục) cùng các CCB