Translate

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT CHỈ TRONG GANG TẤC


SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT CHỈ TRONG GANG TẤC
----------------------
                                                      Hồi ký: Đoàn Công Thiện
Vào khoản tháng bảy năm 1968, cách nay 50 năm, trong hai ngày liên tiếp, Đại đội súng máy cao xạ 12 ly 7 (C 6 D 2311 QK9) của chúng tôi đã có cuộc chạm trán với lính Mỹ thuộc sư đoàn 9, tại khu vực rạch Án Khám (gần khu di tích ngã ba Ông Hào thuộc huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ ngày nay) và Rạch Bòng Bọng (thuộc huyện Ô Môn). Cuộc chiến đấu diễn ra khốc liệt, cả phía lính Mỹ và chúng tôi đều có nhiều thương vong về Nhân lực.
Thiên Tân xin đăng bài viết, mô tã lại sự kiện để các bạn cùng xem.
Ngày 3 tháng 5 năm 1968, tôi và bạn tôi tên Ngô Minh Phục (lúc đó tôi mới 17 tuổi, Phục 18 tuổi), trốn cơ quan Văn phòng Huyện ủy Qò Quao vào Bộ đội (C 6 D 2311). Vào đơn vị được vài ngày thì Đại đội có lệnh tách ra thành lập một khung cán bộ khoản 20 người (trong đó có tôi và Phục) để tăng cường cho Trung đoàn 3 đang hoạt động ở chiến trường Vĩnh Trà (Trà Vinh Vĩnh Long ngày nay) nằm phía bên kia sông Hậu. Sau mấy đêm hành quân bộ, chúng tôi đến Kinh Ngang (thuộc xã Phương Bình huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang ngày nay), thì có lệnh quay về tiếp tục ở lại C 6 và gấp rút hành quân lên “Lộ Vòng Cung” để tham gia tấn công vào thành phố Cần Thơ.
Từ vùng hậu cứ ngã Ba Đình (thuộc địa phận huyện Vĩnh Thuận Kiên Giang), chúng tôi hành quân bằng xuồng đi cả ngày lẫn đêm lên Ô Môn rồi vượt sông xáng Xà No vào tập kết quân tại Rạch Sung, chuẩn bị vượt lộ Vòng Cung vào Cần Thơ. Có lẽ do các Tiểu đoàn bộ binh bị tổn thất nặng không còn sức chiến đấu, nên chúng tôi được lệnh quay trở lại trú quân tại rạch Án Khám chờ lệnh mới.
Khoản 9 giờ sáng hôm đó, đột nhiên có tiếng súng tiểu liên nố phía Văn phòng Đại đội, chúng tôi ai cũng ra công sự sẵn sàng chiến đấu. Một lúc sau, chiến sĩ liên lạc Đại đội chạy xuống thông báo cho biết có một mủi lính Mỹ thọc vào khu vực Văn phòng từ hướng trong vườn ra (một hướng bất lợi cho ta về chiến thuật).
Súng của ta và địch, từng chặp nổ vang không ngớt. khoản 20 phút thì máy bay trinh sát của địch bay tới quần đảo và điều chỉnh cho pháo bắn vào đội hình chúng tôi. Hằng chục khẩu pháo 105 và 155 mm, từ căn cứ Phong Điền bắn cấp tập, từng loạt đạn nổ chát chúa, mặt đất rung lên chao lắc dữ dội, khói đạn pháo nồng nặc, mù mịt cả khu vực . . . tôi đang khom người trong công sự, thì một quả pháo rơi cạnh, mép hố đạn phá bức cửa miệng công sự, hất tung nắp hầm làm gảy khẩu súng AK và hất luôn thùng thuốc y tế của tôi văng mất.  
Công sự không còn an toàn, đợi lúc pháo ngưng tôi và anh em chạy vào hầm nổi ở trong nhà dân để tránh pháo. Được một lúc thì “Cá Lẹp” (* Tên chúng tôi thường gọi một đồng đội cũng bằng tuổi tôi) vừa ra quan sát chưa kịp vào, thì một quả pháo từ chiếc trực thăng phóng xuống, mãnh đạn găm vào làm gảy xương đùi. Tình thế rất nguy nan, thuốc cứu thương của tôi không còn, không có dụng cụ cố định xương gãy, chúng tôi đành băng tạm vết thương cho bạn bằng băng cá nhân, chờ ngớt pháo để chuyển về tuyến sau.
Đến khoản 3 giờ chiều, tiếng súng bộ binh ở hướng Văn phòng Đại đội thưa và xa dần, nhưng chiếc máy bay trinh sát và hai chiếc trực thăng vũ trang vẫn còn quần đảo và liên tục bắn những loạt đạn đại liên xuống khu vực chúng tôi. Tranh thủ lúc hai chiếc trực thăng không phóng pháo, chúng tôi đưa “Cá Lẹp” ra bằng tấm ván ngựa lấy tại nhà. Chúng tôi phải khom mình long dưới mương nước, khiêng bạn đi trong làn đạn bắn của trực thăng. Do vết thương không được cố định, cứ mỗi lần nghiêng, lắc làm bạn đau đớn rên la, chúng tôi hiểu bạn đau lắm, cố gắng di chuyển nhẹ nhàn nhưng vẫn bị xê dịch, nghiêng lắc do địa hình mặt đất.
Phía trên đầu hai chiếc trực thăng vẫn quần đảo và nã đạn xuống, những thân cây chuối trúng đạn xé ra trắng toát, nước bắn tung tóe chung quanh . . . hai chiếc máy bay phản lực cũng vừa bay đến chuẩn bị ném bom. Lúc này Đại đội trưởng (Chú 5 Đáng) đầu bị thương băng trắng cùng mấy người nữa cũng bị thương đang ngồi họp. Tôi nghe rõ Đại đội trưởng nói (nhưng cũng là mệnh lệnh):
- Phản lực đến, chắc chắn chúng sẽ ném bom, nhanh chóng cho mấy đứa nhỏ cùng với các đồng chí bị thương ra tuyến sau, đồng chí 8 Trung (Đai đội phó) thay tôi chỉ huy anh em chiến đấu, cương quyết giữ vững trận địa, không cho chúng chiếm công sự.
Sau đó tôi và anh Hồng (20 tuổi) được phân công khiêng, Út (16 tuổi) cầm lá ngụy trang che, chúng tôi đưa “Cá Lẹp” (vẫn dùng tấm ván ngựa) men theo vườn đi về tuyến sau. Rời khỏi trận địa chưa xa, phía sau hai chiếc phản lực đã lao xuống trút bom vào đội hình Đại đội. Những tiếng nổ chát chúa vang lên, những mãnh vở của bom văng ra tứ tung cắm xuống đồng nước. Trên đường đi, chúng tôi gặp Ngô Minh Phục, ôm một tay bị thương, cũng trên đường ra phía sau. Phục nói: - Tao bị gảy xương tay rồi . . .
Chúng tôi dần dần rời xa trận địa, một cảm giác về sự an toàn nhẹ nhàn lan toả trong tôi nhưng phía sau, đồng đội của chúng tôi đang gồng mình dưới làn bom pháo của đối phương để thực hiện mệnh lệnh của Đại đội trưởng “Kiên quyết giữ vững trận địa” (còn nữa)
(*) Rất tiếc, tôi không thể nhớ được tên thật người đồng đội mà chúng tôi hay gọi "Cá Lẹp" ấy.
Viết tại Rạch Giá ngày 29-07-2018.
        Nhân vất Ngô Minh Phục nói trong bài viết người choàng vai ĐCT ở ảnh đầu, thứ hai từ phải qua trong hai ảnh liền kề dưới và đứng đầu bên phải ở ảnh cuối.  Nếu các bạn nhìn kỷ sẽ thấy vết thương trên tay phải của Phục 
 



Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

CHÙA HỘ QUỐC

        Ở Phú Quốc có một ngôi chùa được xây dựng sau hòa bình, tuy mới nhưng qui mô khá hoành tráng.








 


Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

PHÒNG ĂN SANG TRỌNG


     Trong chuyến đi công tác bên Nhật, Đoàn chúng tôi được bố trí ở Nhà khách của tố chức Jica tại Tokyo. Cũng như các khách sạn sang trọng khác, ở đây có đủ bửa sáng trưa chiều, tiền ăn có lẽ đã tính trong vé nghỉ (trừ thức uống gọi thêm). Điều khác biệt là Phiếu lấy thức ăn (tự chọn) đều có ghi giá trị đinh dưỡng (Calori), thực khách sẻ biết lượng Calori mình tiêu thụ trong mỗi bữa ăn là bao nhiêu.
        Nhà khách phục vụ khách ăn giống như thời bao cấp của ta trước đây. Thực khách muốn ăn món gì đến quầy trưng bày chọn lấy thẻ rồi đem đến quầy ghi phiếu. Nhân viên kê món ăn đưa lại phiếu khách tự lấy khay đựng đem đến quầy phục vụ,  người phục vụ lấy món ăn sắp vào khai, khách tự bưng ra bàn ăn, ăn xong khách tự dọn vào khay đem đến chỗ nhân viên dọn rửa để vào chậu . . .
       Như các bạn nhìn thấy trong Clip, Phòng ăn rất hiện đại, ngăn nắp... Bên ngoài âm 7 độ nhưng bên trong vẫn ấm áp bởi máy điều hòa.
 
(Clip quay trong chuyến công tác bên Nhật tháng 1 năm 2018)

(Nơi ở của Đoàn)




NHỚ TỪ Ô


       Vào cuối năm 1974, Trung đoàn 1 U Minh QK9 về hoạt động ở chiến trường Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh ngày nay). ĐCT có dịp đóng quân cạnh một  ngôi chùa nằm ven con rạch có tên Từ Ô, tại ấp Hòa Trinh, xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, thuộc địa phận Trà Vinh. 
      Ở đó, Bộ đội được người Dân quan tâm chăm chút, dành mọi ưu ái với tình cảm sâu đậm và đã thành kỷ niệm mãi mãi in sâu trong ký ức những người lính chúng tôi.
      Nhớ lại những tháng ngày, dù ngắn ngủi nhưng đậm tình Quân Dân cá nước, nơi có con rạch Từ Ô thân thương năm nào, ĐCT đã viết thành bài thơ "Nhớ Từ Ô" và đã phổ thành bài nhạc. Mời các bạn xem nhé. 






Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

NGẪU HỨNG FB

Đêm yên ả đắm mình trong hư ảo
Phố lặng thầm soi ánh điện mông lung

Đêm về buồn lắm ai ơi
Phô yên như thể biển khơi lặng thầm
Hồn nghe vọng khúc nhạc trầm
Vẳng trong thao thức âm âm tiếng lòng




---------------------
Gốc chung hai ngọn song song
Cớ sao bên thẳng bên cong thế này?
Sự đời gian dối thẳng ngay
Phải chăng Cây cũng đổi thay dị thường
(Gò Quao tối 17-12-2018)
----------------------------------------------------------------
Nhỏ to tạo dáng bên thềm
Cho xanh hương sắc êm đềm chiều quê
(Gò Quao ngày 17-12-2018)










 ------------------------------------------------------------------------
Những giọt buồn rơi trong mắt em
Anh nghe xót nỗi đau nhân thế
Có điều gì em ơi hãy kể
Cho vơi lòng bao uẩn khúc trái ngang.
Lẽ nào lời nói gió bay
Để rồi điều tốt cái hay lụi tàn
Lẽ nào một lũ “Tham quan”
Vẫn cứ tại vị nghênh ngang giữa đời
Lẽ nào?....

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

ĐỀ XUẤT BAN HÀNH PHÁP LỆNH

        Ngày 19 tháng 05 năm 2018 vừa qua, ĐCT đã gởi đến cơ quan chức năng đề xuất ban hành Pháp lệnh xử lý sai phạm - tham nhũng. 
    Dưới đây là Toàn văn bản Pháp lệnh do ĐCT biên soạn. Hy vọng sẽ đem đến những điều bổ ích cho những người quan tâm đến công cuộc đấu tranh phòng chống tham những và giới nghiên cứu pháp luật. 
     Mời các bạn xem nhé.
---------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-------------

PHÁP LỆNH XỬ LÝ
SAI PHẠM - THAM NHŨNG
-------------
Căn cứ Hiến pháp năm 2013.                 
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2013/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2014.
Căn cứ Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật số 80/2015/QH13, ngày 22 tháng 06 năm 2015.
Căn cứ Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11, được sửa đổi bổ sung theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13.
Pháp lệnh này qui định bổ sung đối tượng, hành vi và hình thức xử lý sai phạm tham nhũng; Cơ quan, Tồ chức, trình tự xử lý người sai phạm, tham nhũng và tài sản có liên quan đến sai phạm, tham nhũng.
CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG, HÀNH VI VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
Điều 1. Đối tượng chịu xử lý.
Ngoài các đối tượng qui định trong Luật phòng chống tham nhũng, những người sau đây cũng phải chịu xử lý sai phạm, tham nhũng:
1). Người đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc thôi giữ chức vụ, nhưng bị phát hiện trong thời gian tại chức, có hành vi sai phạm, tham nhũng chưa bị xử lý.
2). Người không phải là đối tượng qui định tại khoản 1 đều này và trong Luật phòng chống tham nhũng, nhưng bị phát hiện có hành vi hoặc có tài sản liên quan đến vụ việc sai phạm, tham nhũng.
Điều 2. Những hành vi bị xử lý.
Ngoài các hành vi được qui định trong Luật phòng chống tham nhũng, những  người là Cán bộ, Công chức, Viên chức và người được giao giữ chức vụ khác; Sĩ quan, Hạ sĩ quan trong các lực lượng vũ trang, có hành vi sau đây thuộc trường hợp phải xử lý sai phạm, tham nhũng:
1). Vi phạm pháp luật hình sự.
2). Vi phạm pháp luật khác hoặc vi phạm Điều lệ, Điều lệnh và các chế độ qui định của hệ thống tổ chức mà người đó là thành viên, gây nguy hại đến an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội, sự vững mạnh của hệ thống Chính quyền Nhà nước; Quyền và lợi ích hợp pháp của Công dân.
3). Sở hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, nhưng không ngay tình.
Điều 3. Hình thức xử lý.
1). Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có đủ căn cứ xác định phạm tội. Trình tự truy cứu trách nhiệm thực hiện theo Pháp luật tố tụng hình sự và qui định của Pháp lệnh này.
2). Xử lý kỷ luật theo qui định của Luật Cán bộ công chức, Viên chức, Pháp luật tương ứng khác, Pháp lệnh này và Điều lệnh, Điều lệ của Tổ chức mà người vi phạm là thành viên.
3). Tước danh hiệu Nhà nước phong tặng; Tước danh hiệu Quân nhân (nếu là Sĩ quan, Hạ sĩ quan trong lực lượng vũ trang);  Xóa danh hiệu chức vụ đã giữ.
Điều 4. Xử lý tài sản có liên quan đến sai phạm, tham nhũng.
1). Tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước, tài sản của người do thực hiện hành vi sai phạm, tham nhũng mà có.
2). Tịch thu có bồi hoàn một phần giá trị tài sản, nộp vào ngân sách Nhà nước đối với người không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản mà mình đang có.
3). Người có hành vi sai phạm tham nhũng gây ra thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường.
4). Người bị hành vi sai phạm tham nhũng gây thiệt hại hoặc bị tịch thu oan sai, thì được hoàn trả tài sản hoặc bồi thường.
5). Trình tự tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại, hoặc hoàn lại tài sản, thực hiện theo qui định của pháp luật có liên quan, áp dụng pháp luật tương tự và Pháp lệnh này.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG,
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT.
Điều 5. Hệ thống Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng và Tổ chức có liên quan đến xử lý sai phạm, tham nhũng.
1). Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng được thành lập ở Trung ương; Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng có nhiệm vụ chỉ đạo và trực tiếp xử lý sai phạm, tham nhũng bằng Nghị quyết, Quyết định.
2). Tổ chức có liên quan đến xử lý sai phạm, tham nhũng là nơi có người có hành vi sai phạm, tham nhũng bị xử lý và nơi có người tham gia xử lý sai phạm, tham nhũng.
3). Những người tham gia Cơ quan, Tổ chức xử lý sai phạm, tham nhũng phải là người có đạo đức tốt, không có dấu hiệu sai phạm, tham nhũng và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước.
1). Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước có Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các Ủy viên. Hội đồng xử lý sai phạm, tham những Nhà nước có con dấu riêng (*); Ban Thường vụ Hội đồng gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch (có thể thêm Chánh văn phòng), thực hiện nhiệm vụ xử lý vụ việc thường xuyên của Hội đồng.
2). Hội đồng xử lý sai phạm, tham những Nhà nước có nhiệm vụ: Chỉ đạo hoạt đồng xử lý sai phạm, tham nhũng trong toàn Quốc và từng địa phương; Ra Nghị quyết, Quyết định xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng và vụ việc khác có liên quan đến xử lý sai phạm, tham nhũng.
3). Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước, do Quốc hội bầu theo đề cữ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước điều hành hoạt động chung của Hội đồng và chịu trách nghiệm trước Quốc hội.
4). Phó chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước, do Quốc hội phê chuẩn theo danh sách đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó Chủ tịch giúp việc theo sự phân công của Chủ tịch.
5). Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước là Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên, cán bộ khác biên chế trong các Tổ chức ở cấp Trung ương và người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn được trưng dụng. Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng do Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước Công nhận bằng Quyết định và được cấp thể công vụ đặc biệt {kèm theo Huy hiệu (***)}. Cán bộ chuyên trách hoạt động độc lập theo chỉ đạo của Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng và theo qui định của pháp luật.
6). Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước có Văn phòng giúp việc biên chế đủ Cán bộ, Công chức, Viên chức chuyên môn; Văn phòng có tài khoản và được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước.
Điều 7. Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh.
1). Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh gồm Chủ nhiệm các phó Chủ nhiệm, các Ủy viên. Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh có con dấu riêng (**). Ban Thường vụ Ủy ban gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, có nhiệm vụ xử lý vụ việc thường xuyên của Ủy ban.
2). Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh có nhiệm vụ thực hiện hoạt động xử lý sai phạm, tham nhũng trong phạm vi của cấp mình và từng địa phương cấp huyện; Ra Nghị quyết, Quyết định xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng và vụ việc khác thuộc thẩm quyền của mình.
3). Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng do Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh giới thiệu, Hội đồng Nhân dân cùng cấp phê chuẩn, được Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham những Nhà nước ra Quyết định công nhận (hoặc Hội đồng xử lý tham những Nhà nước ra Nghị quyết công nhận) 
4). Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh là Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên, cán bộ khác biên chế trong các Tổ chức ở cấp tỉnh và người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn được trưng dụng, do Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước (hoặc Chủ nhiệm Ủy ban xử lý sia phạm, tham nhũng) Quyết định Công nhận và cấp thể công vụ đặc biệt {kèm theo Huy hiệu (***)}. Cán bộ chuyên trách hoạt động độc lập theo chỉ đạo của Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng và theo qui định của pháp luật.
 5). Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh có bộ phận giúp việc biên chế trong Văn phòng Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, gồm các Cán bộ, Công chức, viên chức chuyên trách. Định mức kinh phí hoạt động thường xuyên của Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh được cấp chung vào tài khoản của Văn phòng Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh.
Điều 8. Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện.
1). Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện có Chủ tịch, một phó Chủ tịch và một số ủy viên, do Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh ra Nghị quyết thành lập khi cần thiết, căn cứ tình trạng sai phạm, tham nhũng ở từng nơi. Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh; Ra Nghị quyết xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng sảy ra trong phạm vi cấp huyện thuộc thẩm quyền xử lý của mình.
2). Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện ra Quyết định trưng dụng Thanh tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên và cán bộ khác biên chế trong các Tổ chức ở cấp huyện; Chỉ đạo tiến hành thẩm tra, xác minh, thanh tra, điều tra và thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật những vụ sai phạm, tham nhũng thuộc thẩm quyền xử lý của mình.
3). Kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện được cấp từ Văn phòng Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh trong định mức cấp cho Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh.
Điều 9.  Nguyên tắc xử lý sai phạm, tham nhũng.
1). Mọi vụ việc sai phạm, tham nhũng phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng qui định pháp luật, không để lọt người vi phạm, không làm oan người ngay; Bảo vệ an toàn người đấu tranh phòng chống sai phạm, tham nhũng.
2). Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng; Ủy ban và Ban xử lý sai phạm, tham nhũng, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số; Cá nhân có quyền bảo lưu ý kiến và không chịu trách nhiệm pháp lý khi sảy ra sai phạm mà ý kiên của minh là đúng.
3). Các Tổ chức và cá nhân có liên quan, phải tuân thủ Nghị quyết, Quyết định của Cơ quan, Tổ chức xử lý sai phạm, tham nhũng cùng cấp và cấp trên
4). Kế hoạch chỉ đạo hoạt động; Nghị quyết xử lý sai phạm, tham nhũng có giá trị pháp lý khi có trên 50% số thành viên Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng biểu quyết đồng ý.
Điều 10. Chế độ phụ cấp và kinh phí hoạt động.
          1). Thành viên của Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng được phụ cấp mỗi tháng  70%  mức lương đang hưởng. Thời gian hưởng phụ cấp là thời gian được bầu, chọn tham gia Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
          2). Cán bộ chuyên trách được phụ cấp mỗi tháng 100% mức lương đang hưởng. Thời gian hưởng phụ cấp là thời gian được công nhận, trưng dụng làm Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng.
          3). Người được trưng dụng tham gia xử lý sai phạm, tham nhũng không phải là Công chức, Viên chức, thì trả lương theo chế độ hợp đồng lao động tương xứng với công việc được giao.
4). Chế độ lương, phụ cấp cho Cán bộ, Công chức, Viên chức khác và chi phí cho hoạt động xử lý sai phạm, tham nhũng, thực hiện theo qui định của pháp luật vế tài chính.
Điều 11. Khen thưởng.           
1). Cán bộ, Công chức, Viên chức, người được trưng dụng và người Dân, có thành tích trong quá trình phát hiện, tố giác, xử lý sai phạm, tham nhũng, được khen thưởng theo qui định của pháp luật về khen thưởng.
2). Hằng năm hoặc đột xuất, Văn phòng, bộ phận giúp việc Hội đồng và Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng, tổng kết lập thủ tục đề nghị khen thưởng theo qui định.   
Điều 12. Kỷ luật
1). Thành viên Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng; Cán bộ chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có sai phạm khác, phải được cũng cố đưa ra khỏi Cơ quan, Tổ chức chuyên trách xử lý sai phạm, tham nhũng.
2). Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước; Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng xử lý sai phạm, tham nhũng Nhà nước; Ban thường vụ Hội đồng xử lý sai phạm tham nhũng Nhà nước bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh và Cán bộ chuyên trách cấp Trung ương; Ban Thường vụ Ủy ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp tỉnh bãi nhiệm, miễn nhiệm Trường ban, Phó Trưởng ban và thành viên Ban xử lý sai phạm, tham nhũng cấp huyện; Miễn nhiệm, bãi nhiệm Cán bộ chuyên trách cấp mình.
3). Trường hợp vi phạm gây hậu quả, thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm, mà xử lý theo Luật phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh này, Luật Cán bộ Công chức, Viên chức và Pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ có liên quan.
CHƯƠNG III
TRÌNH TỰ XỬ LÝ SAI PHẠM, THAM NHŨNG
Điều 13. Thu thập và xử lý thông tin sai phạm, tham những
1). Thông tin sai phạm, tham nhũng được thu thập qua các nguồn say đây:
a). Đơn thư tố giác của Cán bộ, Công chức, Viên chức và  Công dân.
b). Báo chí đăng tãi; Thông tin trên mạng điện tử.
c). Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chức năng.
d). Tự thú của người có hành vi sai phạm, tham nhũng.
2). Xử lý thông tin sai phạm, tham nhũng.
a). Cơ sở dữ liệu thông tin sai phạm, tham nhũng được lập tại Văn phòng và bộ phận giúp việc của Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
b). Khi nhận được thông tin sai phạm, tham nhũng, các Tổ chức trong hệ thống Chính quyền và các Tổ chức, cá nhân khác, có trách nhiệm chuyển thông tin về Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
c). Thường trực Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng, có nhiệm vụ xem xét thông tin và giao cho Cơ quan có chức năng tiến hành thẩm tra xác minh; Qui định thời gian báo cáo và đề xuất với người đứng đầu hoặc Ban Thường vụ xử lý sai phạm, tham nhũng giải quyết tiếp theo.
d). Nếu kết quả thẩm tra xác minh không có dấu hiệu sai phạm, tham nhũng, Thường trực thông báo bằng văn bản cho Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin biết. Trong trường hợp thông tin sai phạm, tham nhũng đã đăng tải trên báo chí, thì yêu cầu nơi đăng tãi cải chính theo kết luận của Cơ quan đã thẩm tra xác minh.
Điều 14. Xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng.
Căn cứ kết quả thẩm tra xác minh nói tại điểm c, khoản 2  Điều 13 trên đây, mà phát hiện có dấu hiệu sai phạm, tham nhũng, thì Cơ quan quan, xử lý sai phạm, tham nhũng xử lý như sau:
1). Ra Nghị quyết giao cho Cơ quan tiến hành tố tụng, sử dụng Cán bộ chuyên trách, tiến hành điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự tố tụng, nếu vụ việc có dấu hiệu phạm tội.
2). Ra Nghị quyết giao cho Cơ quan Thanh tra, sử dụng Cán bộ chuyên trách, tiến hành thanh tra và xử lý hành chính, nếu vụ việc có dấu hiệu sai phạm, tham nhũng về kinh tế và vi phạm khác nhưng không phát hiện có dấu hiệu phạm tội.
3). Ra Nghị quyết áp dụng hình thức kỷ luật và xử lý tài sản theo khoản 2, khoản 3, điều 3 và điều 4 Pháp lệnh này. Người đứng đầu Tổ chức, ban hành Quyết định thi hành ký luật đối với người vi phạm theo đúng Nghị quyết của Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng.
4). Ra Nghị quyết kiến nghị với Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân và người đứng đầu Cơ quan, Tổ chức khác, bãi miễn chức vụ hoặc loại ra khỏi Tổ chức đối với người có hành vi vi phạm.
5). Chuyển cho Cơ quan, tổ chức của người có sai phạm, tham nhũng, tự xử lý đối với Cán bộ, Công chức, Viên chức do mình quản lý, nếu không thuộc trường hợp qui định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều này. Trình tự xử lý thực hiện theo pháp luật về Cán bộ, Công chức, Viên chức và Điều lệ, Điều lệnh của Tổ chức nơi người vi phạm đang làm việc.
Điều 15. Giải quyết các trường hợp có khiếu nại, kiến nghị; Các trường hợp xứ lý trái pháp luật, trái Nghị quyết.
Khi có khiếu nại, kiến nghị hoặc phát hiện Nghị quyết, Quyết định trái pháp luật, trài Nghị quyết đã ban hành thì Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng ra Nghị quyết xử lý theo các hình thức sau đây:
1). Tăng, giảm hoặc bổ sung hình thức kỷ luật và xử lý tài sản, đối với các trường hợp Nghị quyết, Quyết định của Cơ quan, Tổ Chức xử lý sai phạm, tham nhũng cấp dưới, hoặc Quyết định của Tổ chức chủ quản cùng cấp.
2). Hủy bỏ Quyết định của Tổ chức xử lý trái với Nghị quyết mà mình đã đã ban hành, trừ Quyết định theo trình tự tố tụng Tư pháp của các Cơ quan tiến hành tố tụng.
3). Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan truy tố, xét xử, đề nghị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi bản án có dâu hiệu oan sai.
4). Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, sửa đổi hoặc hủy bỏ những Quyết định chưa đúng hoặc có sai phạm pháp luật.
Điều 16. Lưu trữ tài liệu.
1). Tải liệu xử lý vụ việc sai phạm, tham nhũng lưu trữ theo qui định của Cơ quan, Tổ chức chuyên ngành tham gia xử lý sai phạm, tham nhũng và theo qui định của Pháp luật về lưu trữ.
2). Tài liệu chỉ đạo hoạt động và tài liệu vụ việc của Cơ quan xử lý sai phạm, tham nhũng cấp nào lập, thì lưu tại Cơ quan cấp đó theo qui định Pháp luật về lưu trữ.
CHƯỜNG IV
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực.
Pháp lệnh này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày được Quốc hội ra Nghị quyết phê chuẩn. Ban Thường vụ Hội đồng (hoặc Chính phủ) ban hành Văn bản  hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
-------------
(*) Hình Quốc huy bên trong là ngôi sao kết hợp búa liềm ngang bằng nhau, bên vòng Ngoài  ghi: Hội Đồng Xử Lý Sai Phạm Tham Nhũng Nhà Nước).
(**) Giống như con dấu của Hội đồng, nhưng bên vòng ngoài ghi: Ủy Ban Xử Lý Sai Phạm Tham Nhũng Tỉnh……..).
(***) Huy hiệu cấp cho Cán bộ chuyên trách hình cái Khiêng; Trên nền là thanh kiềm dựng đứng, lưỡi kiếm hướng lên trên trên nền tia hào quang tỏa đều, ngôi sao và búa liềm nằm hai bên chui kiếm.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

TÒA ÁN NHẬT BẢN


TÒA ÁN NHẬT BẢN
-----------
Trong chuyến công tác bên Nhật (từ 20 đến 30 tháng 01 năm 2018), Đoàn chúng tôi được bạn đưa đến tìm hiểu một phiên tòa hình sự tại Tòa án tỉnh Fukuoka.
Có lẽ mô hình sơ đồ vị trí mà Tòa án Việt Nam áp dụng hiện nay (từ ngày 01 tháng 01 năm 2018) xuất phát từ thực tiễn mô hình xét xử của Tòa án Nhật. Hội đồng xử án ngôi trên cùng; Phía trước thấp hơn là Thư ký; phía trước là bục khai báo hướng thẳng lên Thư ký và Hội đồng xét xư; Hai bên, một là phía Công tố, một là phía Luật sư bào chữa…. nhưng ở Nhật trang bị đầy đủ thiết bị ghi  và chiếu hình ảnh, các vị trí đều có màng hình…
Đặc biệt, Thẩm phán và Hội đồng xét xử không có và không thể biết nội dung hồ sơ vụ án trước khi mở phiên Tòa. Tất cả tài liệu, chứng cứ của bên buộc tội, bên gỡ tội đều được trình bày và nộp tại phiên Tòa.
Dưới đây là một số hình ảnh của Tòa án ở Nhật, mời các bạn xem nhé.
-------------------------------------
(Tòa án Tối cao Nhật được xây bằng đá khối nguyên chất)


 -------------------- 
(Các thành viên Đoàn trong phòng xét xử mô hình)