Mấy hôm nay, được tin ngày 23-09-2013 (Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trung đoàn 1 U Minh) sẽ có cuộc họp mặt các CCB tại Trung đoàn, ai cũng mừng gọi điện thông tin cho nhau. Thiên Tân đăng bài viết này để các bạn cùng xem.
NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI
Bài và ảnh: Đoàn Công Thiện
Chiều cuối năm, Nhà
khách T 80 Quân khu 9, bừng lên trong cảnh tay bắt mặt mừng của các Cựu chiến
binh Trung đoàn, những người đã góp phần làm rạng danh cái tên “Trung đoàn 1 - U
Minh anh hùng” của một thời đánh giặc.
Cảm động đến tuôn trào
nước mắt khi ôn lại những chặng đường đã qua ai còn ai mất, những thăng trầm
của mỗi người còn lại hôm nay. Thời gian vô hình cứ trôi, trôi vào quá khứ, mang
theo bao biến đỗi của lịch sử, mang theo cả tuổi thanh xuân của các anh, những
chàng trai nông dân “thật thà chất phát …”
nhưng giàu lòng yêu nước. Mới hôm nào, với sức trẻ phơi phới niềm tin trong
tư thế của người chiến sỉ giải phóng, đầu đội nón tay bèo, vai khoác súng xông
pha nơi trận mạc mà giờ đây, mái tóc đã pha sương trong tuổi xế chiều.
Nếu không phải là người
trong cuộc, có lẽ, khó ai có thể lý giải được vì sao một cuộc họp mặt chỉ được
thông tin trên phương tiện truyền hình, qua lời nhắn gọi của bạn bè, mà quy tụ
đến hơn 400 con người từ khắp mọi nơi ở đồng bằng sông Cữu Long và cả ở phía Bắc xa xôi cũng về đây - miền đất phương Nam ngập tràn nắng và gió này. Nếu
không phải là người trong cuộc, người ta cũng không thể hiểu được vì sao họ
vượt hằng trăm, hằng ngàn cây số đến Cần Thơ chỉ để được thức với nhau một đêm,
để được ăn với nhau một bửa cơm, mặc dù với không ít người, chuyến đi này là cả
vấn đề nan giải về tiền bạc.
Các anh đến với nhau bằng chính trái tim của người
lính, bằng cái nghĩa, cái tình của một thời là đồng đội, sống chết bên nhau
dưới bom gầm đạn réo. Các anh bước qua chiến tranh bằng tình cảm dạt dào của
tình yêu quê hương, tình yêu đất nước; bằng sự thủy chung son sắt của bốn chữ
“đồng chí - đồng bào”. Các anh bước qua chiến tranh bằng lòng dũng cảm phi
thường và sự hy sinh vô bờ bến để góp phần làm nên mùa xuân 1975 ở mảnh đất tận
cùng của tổ quốc; để làm nên một Đoàn U Minh ba lần anh hùng.
Bao năm đương đầu với sự
tàn khốc của bom bừa pháo dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; 30 tháng 4 năm
1975, đất nước được giải phóng, những người lính Trung đoàn chưa được hưởng
niềm vui trọn vẹn của ngày hòa bình thì hiểm họa chiến tranh lại đến: Bọn diệt
chủng Pol Pốt gieo rắc mầm chết cho đồng bào hai dân tộc Việt, Khơme. . . Bỏ
lại phía sau mái ấm gia đình, bỏ lại những dự tính cho cuộc sống yêu vui, người
lính Trung đoàn lại một lần nửa ôm súng lên đường làm cuộc trường chinh giúp
bạn. Biên cương Tổ quốc đón các anh, đất nước Chùa tháp gọi các anh. . . Mười năm với rừng thiêng nước độc, mười năm với thương
vong bệnh tật, các anh trở về khi đất nước bạn được bình yên nhưng trên thân thể các anh không ít người
còn hằn sâu những vết tích đạn găm, da sạm đen bởi sốt rét rừng và nỗi đau lớn
nhất đối với các anh chính là những đồng đội còn nằm lại nơi chiến trường không
mộ bia, không người thân chăm sóc. . .
Với các anh, một quá khứ bi thương và hùng tráng ấy mãi mãi hằng sâu
trong ký ức không thể nào phai nhạt được và đó cũng chính là lý do, là động lực
để các anh đến với nhau trong cuộc hội ngộ này.
Thật cảm động biết bao
trước hình ảnh Đại tướng Phạm Văn Trà ôm hôn người chiến sỉ năm xưa (ảnh), một
trong hằng ngàn người lính đã cùng ông đi suốt cuộc chiến đến ngày giải phóng. Ông
sinh ra và lớn lên trên đất Bắc, vì miền Nam thân yêu, theo mệnh lệnh của Đảng
và Bác Hồ, ngay những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông vào trên chiến
trường miền Tây Nam bộ và đã trở thành người chỉ huy của Trung đoàn. Trong lời
tâm sự với mọi người ông nói: “dù nhiều
hay ít, mỗi người chúng ta đều có công tô thắm truyền thống vẽ vang cho Trung
đoàn và đều có quyền tự hào về điều đó. Trong chiến tranh chúng ta từng sống
chết bên nhau thì ngày nay chúng ta vẫn mải mải sống với nhau đầy nghĩa tình
đồng chí đồng đội và tiếp tục bằng hành động của mình đóng góp cho sự nghiệp
đổi mới của Đảng và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, để
xứng đáng với chiếc huy hiệu chúng ta đang đeo trên ngực, biểu tượng truyền
thống của Trung đoàn 1- U Minh anh hùng. . .”
Vâng! đó chính là điều
tâm niệm tâm đắc nhất của các anh, những người có mặt hôm nay cũng như những ai
không có dịp trong trong cuộc gặp đầy nghĩa tình này.
--------------
Đã đăng trên Báo Kiên
Giang, Báo QK9.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét