Translate

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

TRẬN ĐÁNH Ở GIỤC TƯỢNG (Bài báo)

Cách nay  vừa tròn 45 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1969, tại Giục Tượng thộc huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang ngày nay, đã diễn ra trận đánh ác liệt giửa Tiểu đoàn 309 của Trung đoàn 1 U Minh QK 9 với 2 tiểu đoàn của Quân đội Sài Gòn. Thiên Tân đăng lại bài báo này để các bạn cùng xem.
(Những người lính Trung đoàn 1 U Minh thời đánh Mỹ)
                                                    Đoàn Công Thiện
Giục Tượng nay thuộc huyện Châu Thành Kiên Giang. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Giục Tượng có vị trí đặc biệt hiểm yếu trên tuyến đường chuyển vận từ biên giới Camphuchia về căn cứ U Minh. Nó hiểm yếu bởi vị trí độc đạo, cách xa vùng giải phóng, lại sát nách các căn cứ của địch, nếu xảy tình huống chiến đấu thì điều bất lợi nghiêng hẳn về phía quân ta.
Vào ngày 18 tháng 01 năm 1969, nơi đây đã diển ra một trận đánh không cân sức, rất quyết liệt. Về phía ta, có khoản 100 chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 309 Trung đoàn 1 của Quân khu, đang làm nhiệm vụ vận chuyển vủ khí cho đơn vị. Về phía địch, có 2 tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 21 (số quân hơn ta gấp ba bốn lần) được yểm trợ tối đa của không quân và pháo binh cùng 25 chiếc xe bọc thép.
Khi phát hiện ta đang ém quân tại Giục Tượng, khoản 9 giờ sáng, chúng dùng trực thăng đổ quân và cho máy bay ném bom, pháo binh từ căn cứ Rạch Sỏi bắn vào đội hình của quân ta. Đến 10 giờ, dưới sự yểm trợ của hỏa lực trên xe bọc thép và pháo lớn, lực lượng bộ binh của chúng chia thành hai mũi, tiến thẳng vào trận địa. Mặc dù bị bom pháo cày nát địa hình, các chiến sĩ bộ đội ta rất bình tĩnh, cũng cố lại công sự, chờ chúng đến thật gần mới nổ súng. Khi chiếc xe đi đầu còn cách công sự chừng 50 mét, lập tức chiến sĩ ta dùng súng P 40, P41 (*), súng tiểu liên, súng phóng lựu đồng loạt bắn thẳng vào đội hình địch. Bị bất ngờ, chúng không kịp trở tay, mấy chiếc M113 (**) bị cháy, một số lính chết và bị thương, đội hình bị rối loạn, chúng bắn loạn xạ rồi tháo lui ra ngoài đồng.
Biết đụng phải lực lượng chủ lực, địch tìm mọi cách tiêu diệt. Chúng dùng máy bay và pháo mặt đất, tiếp tục dội vào đội hình và tổ chức nhiều đợt, liên tục tấn công vào quân ta. Trận đánh diễn ra cực kỳ căng thẳng và ác liệt. Địa hình bị ngăn cách, nhiều công sự bị phá sập, các chiến sĩ phải lợi dụng cã hố bom, hố pháo của địch thay cho công sự, tiếp tục bám giữ trận địa.
Cứ sau mỗi đợt ném bom bắn pháo, chúng lại tổ chức xung phong, xong đều bị bộ đội ta bắn trả quyết liệt. Số xe và máy bay bị cháy, số lính bị chết càng tăng thêm. Đến 17 giờ chiều, sau 5 đợt tấn công không thành, chúng đành rút khỏi trận địa, bỏ lai 12 xác xe bọc thép, 3 máy bay cùng hằng trăm tên lính bị ta tiêu diệt (ngoài ra còn 4 xe khác và nhiều tên lích bị thương).
Đặc biệt trong trận đánh này, đã nổi lên tấm gương chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của đồng chí Nguyễn Phi Hùng (tên thường gọi Út Minh), một cán bộ tiểu đội trưởng gan dạ, đã bắn 9 phát P 40 diệt 9 xe bọc thép của địch. Mặc dù bị trúng đạn gảy chân, nhưng đồng chí vẫn kiên cường bám giữ trận địa, tiếp tục chiến đầu cùng đồng đội. Điều không may xảy đến khi đồng chí vừa tiêu diệt chiếc xe thứ 9 thì bị trúng đạn lần thứ hai hy sinh. Tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Phi Hùng được nêu gương học tập cho toàn đơn vị.
Trận đánh ở Giục Tượng là một điển hình của của cuộc chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trận đánh đã chứng minh bản lĩnh kiên cường và tài nghệ khéo léo của bộ đội, nó nói lên tin thần quyết đánh và quyết thắng của các chiến sĩ ta. Một khi dám đánh và biết cách đánh thì dù địch có mạnh đến đâu, phương tiện chiến tranh có hiện đại đến mấy, ta vẫn thắng được. Đó là bài học quí giá trong cuộc chiến tranh giải phóng của quân đội ta vừa qua,
--------------------
(*) Loại súng chống xe tăng do Nga sản xuất.
(*) Loại xe bánh xích hạng nhẹ do Mỹ san xuất.

(Ghi theo lời kể của các ông Nguyễn Văn Tường, Võ Minh Khai và Huỳnh Xuân Phong, nguyên là những cán bộ chỉ huy của tiểu đoàn 309 thuộc Trung đoàn 1 U Minh QK9)
-------------------- 
Bải viết đã đăng trên Báo Kiên Giang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét