Bài này là bài thứ tư trong loạt bài góp ý Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi. Do hết thời gian lấy ý kiến góp ý nên bài không được đăng trong Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (trước đó đã có 2 bài đã đăng) và có lẽ cũng không đến được với Ban soạn thảo dự luật.
Thiên Tân đăng toàn văn để các bạn tham khảo nha.
-----------------------------
VẤN ĐỀ VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG--------------------
Vấn đề Họ, Hụi, Biêu, Phường đã qui định trong điều 479 Bộ luật dân sự 2005 và được giữ nguyên tại điều 494 trong Bộ luật sửa đổi lần này. Họ, Hụi, Biêu, Phường cũng đã được cụ thể hóa trong Nghị định 144/2006 ngày 27-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, xét về mặt nội dung qui định trong các qui phạm nói trên, vẩn chưa sát hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội đã và đang diễn ra hiện nay. Các qui phạm chưa thật sự rõ ràng, có nội dung không hợp lý, tạo ra rào cản sự phát triển của loại hình này. Tình trạng gian lận, lừa đảo trong giao dịch loại hình này vẫn diễn ra liên tục, ngày càng nghiêm trọng chưa được chế tài nghiêm khắc.
Với kinh nghiệm thực tế trong quá trình tiếp cận, xử lý đối với loại hình này, tôi đề nghị chỉnh sửa, đưa toàn bộ nội dung loại hình quan hệ này vào Bộ luật dân sự sửa đổi như sau:
Về tên gọi: thiết nghỉ cần có một tên gọi thống nhất cho loại hình này là Hợp đồng vay trả góp định phần (hoặc một cụm từ nào đó phản ảnh được tính chất của loại hình này).
Về nội dung: cần qui định cụ thể vào điều luật, bãi bỏ NĐ 144/2006 ngày 27-11-2006.
Lưu ý: Trong đề xuất sau đây tôi đã bỏ khoản 3 về nội dung “Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi” vì nó không hợp lý, không sát thực tế.
Thiên Tân đăng toàn văn để các bạn tham khảo nha.
-----------------------------
VẤN ĐỀ VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG--------------------
Vấn đề Họ, Hụi, Biêu, Phường đã qui định trong điều 479 Bộ luật dân sự 2005 và được giữ nguyên tại điều 494 trong Bộ luật sửa đổi lần này. Họ, Hụi, Biêu, Phường cũng đã được cụ thể hóa trong Nghị định 144/2006 ngày 27-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, xét về mặt nội dung qui định trong các qui phạm nói trên, vẩn chưa sát hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội đã và đang diễn ra hiện nay. Các qui phạm chưa thật sự rõ ràng, có nội dung không hợp lý, tạo ra rào cản sự phát triển của loại hình này. Tình trạng gian lận, lừa đảo trong giao dịch loại hình này vẫn diễn ra liên tục, ngày càng nghiêm trọng chưa được chế tài nghiêm khắc.
Với kinh nghiệm thực tế trong quá trình tiếp cận, xử lý đối với loại hình này, tôi đề nghị chỉnh sửa, đưa toàn bộ nội dung loại hình quan hệ này vào Bộ luật dân sự sửa đổi như sau:
Về tên gọi: thiết nghỉ cần có một tên gọi thống nhất cho loại hình này là Hợp đồng vay trả góp định phần (hoặc một cụm từ nào đó phản ảnh được tính chất của loại hình này).
Về nội dung: cần qui định cụ thể vào điều luật, bãi bỏ NĐ 144/2006 ngày 27-11-2006.
Lưu ý: Trong đề xuất sau đây tôi đã bỏ khoản 3 về nội dung “Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi” vì nó không hợp lý, không sát thực tế.
Toàn văn điều luật qui định như sau:
Điều 494 Hợp đồng vay trả góp định phần (Họ, hụi, biêu, phường)
1. Hợp đồng vay trả góp định phần là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán, do một nhóm người cùng thoả thuận định phần tiền vay (hoặc tài sản) theo kỳ hạn. Cách thức giao dịch, quyền và nghĩa vụ của người làm chủ và các thành viên tham gia, qui định như sau:
2. Nhóm người tham gia giao dịch vay trả góp định phần có ít nhất từ 03 thành viên trở lên là những người cùng góp định phần do người Chủ nhóm đứng ra tổ chức. Trong trường hợp nhóm có đông người, thì nhóm có thể cữ một thành viên làm nhiệm vụ giám sát. Mỗi thành viên có thể tham gia một hoặc nhiều định phần nhưng mỗi lần chỉ được bốc thăm hoặc đấu giá một định phần.
Hợp đồng vay trả góp định phần thực hiện theo ba hình thức sau đây:
a. Hợp đồng vay trả góp định phần không có lãi, là hình thức bốc thăm ngẫu nhiên theo định kỳ, thành viên trúng thăm được lĩnh tổng số định phần trong nhóm, những người không trúng thăm có nghĩa vụ góp định phần của mình cho người trúng thăm theo mỗi định kỳ.
b. Hợp đồng vay trả góp định phần có lãi, là hình thức thành viên được vay đưa ra mức lãi trên định phần cao nhất trong số những thành viên tham gia tại mỗi định kỳ; người vay được lĩnh tổng số định phần do các thành viên góp và nộp mức lãi mà mình đưa ra cho các định phần khác, sau đó có nghĩa vụ trả định phần cho các thành viên còn lại trong các kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp có nhiều thành viên đưa ra mức lãi cao nhất bằng nhau thì tiến hành bốc thăm chọn lấy một trong những thành viên này.
Trong trường hợp thành viên đưa ra mức lãi cao nhất rút, không lĩnh thì thành viên có mức lãi đưa ra liền kề thấp hơn được lĩnh; nếu người này rút thì tiếp tục người có mức lãi thấp hơn liền kề tiếp theo cho đến khi có thành viên lĩnh thì mới kết thúc phiên đấu lãi ấy.
c. Hợp đồng vay trả góp định phần đấu giá, là hình thức chọn thành viên được vay đưa ra mức giá thấp nhất so với giá chuẩn của định phần; thành viên chưa vay có nghĩa vụ nộp định phần của mình theo giá mà thành viên vay trúng giá; thành viên đã lĩnh vay ở các kỳ trước có nghĩa vụ trả 100% giá trị định phần cho những thành viên vay ở mỗi kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp có nhiều thành viên đưa ra mức giá thấp nhất bằng nhau thì tiến hành bốc thăm chọn lấy một trong những thành viên này.
Trong trường hợp thành viên đưa ra mức giá thấp nhất rút, không lĩnh thì thành viên có mức giá đưa ra liền kề cao hơn được lĩnh; nếu người này rút thì tiếp tục người có mức giá cao hơn liền kề tiếp theo cho đến khi có thành viên lĩnh thì mới kết thúc phiên đấu giá ấy.
3. Người Chủ nhóm. Quyền lợi và nghĩa vụ của người Chủ nhóm.
Người Chủ nhóm là người đứng ra tổ chức thực hiện giao dịch. Người Chủ nhóm có thể là thành viên hoặc không phải là thành viên tham gia, do các thành viên trong nhóm đồng thuận chấp nhận.
Người Chủ nhóm không có quyền từ chối nghĩa vụ nếu đã hưởng lợi từ thành viên của mình; trong trường hợp không thể trực tiếp thực hiện nghĩa vụ, người Chủ nhóm ủy quyền cho người khác thực hiện thay nhưng phải chịu trách nhiệm về hậu quả thực hiện của người mà mình ủy quyền.
Trong trường hợp người Chủ nhóm chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị bệnh hiểm nghèo không thể trực tiếp thực hiện nghĩa vụ. thì người thay thế được thực hiện theo qui định về thừa kế nghĩa vụ trong Bộ luật này.
Người Chủ nhóm do bị xử phạt hình sự hoặc bị chế tài hành chính mà không thể thực hiện trách nhiệm, thì nhóm cử một người đứng ra thay thế, người này thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ nhóm.
Người Chủ nhóm có quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:
a. Được hưởng huê hồng từ người được vay trong mỗi kỳ bốc thăm hoặc đấu giá bằng cách trích nộp định phần của các thành viên. Tỷ lệ hưởng do các thành viên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 10% (mười phần trăm) trong mỗi kỳ lĩnh vay.
b. Có trách nhiệm thu định phần của thành viên nộp cho người được vay khi đến kỳ. Trong trường hợp có thành viên thiếu thì Chủ nhóm xuất nộp thay và có trách nhiệm thu lại của thành viên đã thiếu. Bồi thường thiệt hại cho thành viên khác nếu vi phạm thỏa thuận và chịu phạt theo qui định.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên.
a. Được bốc thăm hoặc đưa ra mức đấu giá theo ý chí của mình. Được lãnh vay khi trúng thăm hoặc trúng đấu giá. Được bồi thường thiệt hại do người Chủ nhóm hoặc người khác trong nhóm gây ra.
b. Có nghĩa vụ nộp định phần, nộp lãi theo định mức và thời gian đã thỏa thuận. Bồi thường thiệt hại cho thành viên khác nếu vi phạm thỏa thuận và chịu phạt theo qui định.
5. Xử lý vi phạm:
Thành viên nào đã vay mà đến kỳ không thực hiện nghĩa vụ trả định phần cho người khác thì còn phải chịu nộp lãi xuất theo mức lải xuất được qui định tại khoản 3 điều 491 Bộ luật này.
Người Chủ nhóm không thực hiện góp định phần giao cho thành viên thì phải bồi thường phần giá trị cho thành viên được lãnh và còn phải chịu nộp lãi xuất theo mức lải xuất được qui định tại khoản 3 điều 491 Bộ luật này.
6. Hình thức giao dịch:
Vay trả góp định phần được thỏa thuận bằng văn bản ghi sổ. Nội dung sổ ghi phải thể hiện: Hình thức vay định phần; giá trị mỗi định phần; chu kỳ bốc thăm hoặc đấu giá; số lượng thành viên; tên họ Chủ nhóm; tên họ người giám sát (nếu có); tên họ, số lượng định phần và chữ ký (hoặc điểm chỉ) từng thành viên; nhật ký giao dịch.
Sổ do Chủ nhóm quản lý, ghi chép. Mỗi lần thực hiện giao dịch, Chủ nhóm phải ghi ngày tháng năm bốc thăm hoặc đầu giá; họ tên người được vay; giá trúng vay và số tiền được lãnh; số tiền huê hồng; chữ ký của Chủ nhóm và người giám sát (nếu có).