CẦN ĐƯA DI CHÚC BẰNG HÌNH THỨC
GHI ÂM GHI HÌNH VÀO BỘ LUẬT DÂN
SỰ
--------------
Luật sư Đoàn Công Thiện (Chủ nhiệm đoàn Luật sư Kiên Giang)
Về hình thức
Di chúc trong dự thảo Bộ luật dân sự (BLDS) sữa đổi lần này vẫn giữ như qui
định của BLDS năm 2005, trong đó quy định: Di
chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản
thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc
bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình (điều 650 BLDS sửa đổi, điều
649 BLDS 2005).
Với loại Di
chúc bằng văn bản có 04 hình thức bao gồm: Di
chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm
chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng và Di chúc bằng văn bản có chứng thực
(điều 651 BLDS sửa đổi, điều 650 BLDS 2005).
Với loại Di
chúc miệng điều luật quy định: 1. Trong
trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên
nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2.
Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh
mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (điều 652 BLDS sửa
đổi, điều 651 BLDS 2005).
Những quy định
nêu trên có nguồn gốc từ rất xa xưa khi mà con người giao tiếp với nhau chủ yếu
bằng lời nói được lưu giữ trong trí nhớ của người nghe hoặc bằng ký tự chữ viết
được ghi chép lại trên giấy mực khi tiến bộ khoa học chưa được phát triển như
hiện nay.
Trong thời đại
ngày nay và mãi mãi về sau, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các
thiết bị lưu giữ thông tin ngày càng tinh vi và tiện dụng, trong đó phải kể đến
các loại thiệt bị ghi âm, ghi hình mà phổ biến nhất là máy điện thoại đi động
thông minh, nó đã trở thành phương tiện thông dụng của mọi người. Với giá vài
triệu đồng, người ta có thể sở hữu một chiếc máy điện thoại tích hợp nhiều chức
năng trong đó có chức năng lưu giữ âm thanh và hình ảnh.
Thự tiễn xử lý
các vụ việc ( có cả vụ án hình sự, dân sự); băng ghi âm, ghi hình đã được các
cơ quan chức năng sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc và nó
đã trở thành bằng chứng cho việc xác định sự thật của vụ việc một cách hữu hiệu
. . . Với những đặc điểm đã nêu, chiếc máy điện thoại di động là phương tiện
lưu giữ nội dung di chúc tiện lợi nhất trong trường hợp sảy ra tình thế cấp
thiết đe dọa đến tính mạng người có tài sản cần phải di chúc.
Mặt khác, với
sự phát triển của tiến bộ khao học, con người có xu hướng muốn lưu giữ thông
tin, hình ảnh một cách lâu dài, thì phương tiện ghi âm ghi hình (máy ghi âm ghi
hình chuyên dụng) sẽ được con người ứng dụng, trong đó bao hàm cả nội dung di
chúc.
Với những đặc
tính khoa học, tiện dụng và phổ biến của phương tiện lưu giữ thông tin như phân
tích trên đây, thiết nghĩ trong Bộ luật dân sự sửa đổi sắp tới, các nhà làm
luật cần bổ sung thêm nội di chúc bằng hình thức ghi âm ghi hình thành một chế
định pháp lý cho sát hợp với điều kiện tiến bộ xã hội hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét