Translate

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

LỮ ĐOÀN PHÁO BINH 6 QK9 (Ký sự ảnh)

Ngày 23-11-2013, Lữ đoàn pháo binh 6, QK9 tổ chứ lễ kỷ niệm 50 mươi năm ngày thành lập. Có mặt trong nhóm Cựu chiến binh của Lữ đoàn ở Kiên Giang, ĐCT ghi lại một số hình ảnh ngày họp mặt nói trên và những hình ảnh trong các lần họp mặt trước đó để các bạn cùng xem.
Cũng xin nói thêm để các bạn hiểu vì sao ĐCT lại là CCB của Lữ đoàn? Ngày 3 tháng 5 năm 1968, ĐCT cùng một người bạn trốn cơ quan vào Bộ đội là đơn vị súng máy cao xạ 12,7 ly trực thuộc Tiểu đoàn 2311 (Tiền thân của Lữ đoàn pháo binh 6), đến khoản đầu năm 1970, Quân khu điều Đại đội súng máy cao xạ 12,7 ly từ Tiểu đoàn 2311 sang biên chế cho Trung đoàn 1 U Minh. Đó là lý do ĐCT có mặt trong lực lượng CCB của Lữ đoàn.
NIỀM VUI GẶP LẠI ĐỒNG ĐỘI NĂM XƯA






ĐOÀN NGHỆ THUẬT QUÂN KHU 9 CÙNG CÁC NHÓM NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ 









CÁC CỰU CHIẾN BINH CHỤP ẢNH LƯU NIỆM
Thiếu tướng Trần Văn Niên, nguyên Lữ đoàn trưởng, nguyên Phó tư lệnh QK9, chụp ảnh cùng các CCB (ảnh dưới)





LY RƯỢU CHUNG VUI NGÀY HỌP MẶT

Trung tướng Phạm Hồng Lợi, nguyên Phó tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu QĐND VN, đã từng là chiến sĩ và Đại đội trưởng Đại đội súng máy cao xạ 12.7 ly, cùng các CCB của Đại đội (ảnh dưới).

KHÔNG GIAN XANH, SẠCH, ĐẸP


Xe phát sóng di động của Đài truyền hình An Giang truyền hình trực tiếp buổi lễ
CÁC CCB XEM LẠI MỘT SỐ KHẨU SÚNG ĐÃ SỬ DỤNG TRƯỚC ĐÂY
Anh Nguyễn Thành Do và anh Nguyễn Văn Cữu (ảnh ngồi) đã từng là chiến sĩ và là Chính trị viên Đại đội súng máy cao xạ 12.7 ly, đang xem lại phần thân của súng tại nhà trưng bày của Lữ đoàn.
 
VŨ KHÍ HÔM NAY (Chụp lại từ ảnh trưng bày)

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

LỄ HỘI OK - OM - BOK (Ký sự ảnh)



Ở quê tôi, cứ vào những ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khơ Me được tổ chức rất sôi động, hằng vạn người (cả người Khe me và người Kinh) đều tập trung hai bên sông Cái Lớn ngay thị trấn huyện Gò Quao để xem đua ghe Ngo, một loại hình thể thao đặc trưng của người Khơ Me Nam bộ.

Năm nay (2013), Tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ hội với qui mô khá lớn, có nhiều bộ môn thể thao, trong đó đua ghe Ngo vẫn là môn chủ đạo.

Thiên Tân giới thiệu đến các bạn lễ hội nói trên ở một góc nhìn qua những bức ảnh sau đây: 










XEN GIỬA CÁC CUỘC THI ĐẤU LÀ CÁC TIẾT MỤC CA, MÚA VÀ THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU SÔI ĐỘNG 












Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

ĐÊM BÌNH GIANG (Thơ)


ĐÊM BÌNH - GIANG (*)

 ---------

                                                   Đoàn Công Thiện

Đêm Bình – Giang.

Sương tản mạn giăng trên đồng Ranh - Hạc.

Trăng nhạt nhòa rụng dưới chân đê.

Tôi về đây thăm một vùng quê.

Mừng tháng chạp lũ đã về biển cả.

Kênh T - 6 nước xuôi dòng êm ả.

Cống T - 5 ngã bóng nhớ ai?

Thương một thời em lặn lội đêm ngày.

Tìm mảnh sống trong tiếng chim đồng thản thốt.

Thương một thời mẹ còng lưng muỗi đốt.

Rát bõng bàn tay đêm thức giã bàng.

Bình - Giang ơi Bình - Giang.

Dẫu đêm chưa tàn,

            trăng còn nhạt nhòa

                           trên đồng Ranh Hạc.

Dù em chưa say câu hát.

Nhưng phù sa đã về thấm mát đất Bình Giang



(*) Tên một xã của huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

                                                 ----------------

Đã in trong tập thơ THĂM LẠI TRUNG ĐOÀN

nhà xuất bản Phương Đông và Hội Văn Nghệ Kiên Giang-2005


Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

BẠN TÔI VÀ TÌNH DÒNG SÔNG HẬU 2 (Giới thiệu tác phẩm)

Tiếp theo kỳ 1 (Tháng 08 - 2013), kỳ này Thiên Tân tiếp tục giới thiệu hai bài thơ trong tập thơ TÌNH DÒNG SÔNG HẬU của Phạm Tấn Sơn, mời các bạn cùng xem.

BẠN TÔI VÀ TÌNH DÒNG SÔNG HẬU
------------
Chúng tôi chơi thân với nhau ngay từ những ngày đầu vào Bộ đội (1968). Phạm Tấn Sơn cũng rất mê thơ và anh đã cho ra mắt tập thơ 24 bài với tên gọi: TÌNH DÒNG SÔNG HẬU. Giới thiệu tập thơ, nhà văn Anh Động đã viết:
Có một bạn bảo rằng: “khi nào tôi viết ra thơ là tâm hồn có những mảnh vụn trôi nổi bồn chồn theo nhịp tim”. Xem chừng thơ Phạm Tấn Sơn viết ra cũng vào những lúc ấy.
Từ tình yêu cuộc đời, yêu trai gái, yêu bạn bè, yêu quê hương . . . anh đều có những cảm xúc rất chân thật, bộc bạch một cách rất dể thương và bao giờ cũng pha chút buồn buồn:
Hảy nhớ xem ta đã mất một cái gì?
À! Phải rồi tuổi trẻ đã qua đi.
Nghe như một cách nói nhẹ nhàng nhưng nó gói trọn nỗi niềm sâu kín. Và những khi trăn trở nhớ người yêu anh cứ thao thức, chép môi, lắc đầu âm thầm:
Đã vương rồi một mối tình sâu đậm.
Nên đêm nằm không ngủ được em ơi.
Tiếng kêu đơn phương mà xé lòng trong những đêm trường khắc khoải ấy thật chân thành làm sao! . .
Cả đến trong tình bạn bao năm xa vắng, gặp lại nhau, mừng nhau, chuyện trò nhau không hết, nhưng tâm hồn Phạm Tấn Sơn vẫn:
Đêm xuống ba thằng ngồi bên nhau.
Chuyện xưa nhắc lại thấy nôn nao.
Bao giờ tâm hồn anh cũng nhạy cảm với người, với cảnh, ký ức sống lại với bạn bè đếm Mắm, Đước rặng Dừa cũng “xôn xao” rạo rực. Mặc dù cái gì quá khứ nó vẫn là quá khứ, nhưng làm sao xóa nhòa được đối với anh:
Qua rồi tuổi nhớ tuổi thương.
Mà sao vẫn thấy còn vương nợ tình!
Những “mảnh vụn tâm hồn” Phạm Tấn Sơn, “mảnh” nào cũng rung động như vậy và nó cứ buồn buồn chảy vào mạch thơ của anh. Thơ Phạm Tấn Sơn thực chất là một loại thơ “tình”, bởi nó xuất phát từ độ rung chân tình trong lòng mình.
THIÊN TÂN giới thiệu cùng các bạn một số bài trong tập thơ nói trên của Phạm Tấn Sơn.
THĂM BẠN CŨ
-----------
Tôi trở về thăm đất Cà Mau,
Tìm những người xưa chung chiến hào.
Bạn thân còn lại năm ba đứa,
Kỷ niệm nằm yên bổng xôn xao.

Đứa ở Cần Thơ, đứa Kiên Giang,
Chia tay khi đất nước sang trang,
Mỗi đứa giã từ về mỗi ngả,
Nhưng kỷ niệm chung vẫn còn mang.

Ngày ấy bạn tôi rất thông minh,
Đánh giặc, tăng gia rất nhiệt tình,
Nhưng chất nông dân còn trong máu,
Hết giặc trở về với U Minh.

Bạn về ngày ấy còn trẻ lắm,
Cực nhọc quanh năm với đất phèn,
Giờ đây tóc đã pha màu muối,
Cây lúa, con tôm đã từng quen.

Đem xuống ba thằng ngồi bên nhau,
Chuyện xưa nhắc lại thấy nôn nao,
Ngoài kia Mắm, Đước (*) hình như thức,
Xa nửa: rặng Dừa nước (**) cũng xôn xao.

Hai lăm năm cứ ngỡ hôm qua,
Thời gian thắm thoát đến nhạt nhòa,
Chưa làm được hết điều mong ước,
Tuổi trẻ giờ đây đã đi xa.

Chia tay bạn vẫn đứng bên sông,
Bao câu nhắn gởi nghẹn trong lòng,
Hẹn ta còn sống còn gặp lại,
Dù xa bạn cũ vẫn chờ mong.

(*) Hai loại cây phổ biến trong rừng ngập mặn Cà Mau.
(**) Loại cây dùng để lợp nhà ở đồng bằng sông Cữu Long.
---------
Tặng Công Thiện và Minh Chiến
Cà Mau, tháng 07-2000
TÌNH DÒNG SÔNG HẬU
--------------
Nước biển Hồ chảy qua dòng sông Hậu.
Trôi lững lờ như anh chở tình em.
Đôi bờ sông như vòng tay mẹ dịu hiền.
Ôm ấp, nâng niu những ngày còn thơ trẻ.
Chiếc xuồng con trôi theo giòng lặng lẽ.
Đón anh qua sông chẳng giận chỉ cười.
Sông dịu dàng như cô gái đôi mươi.
Chào khách lạ sông chỉ “cười” gợn sóng.
Hàng cây xanh đôi bờ in bóng.
Như hàng mi viền đôi mắt người yêu.
Sông rộng ra, hẹp lại, yêu kiều.
Mang bóng dáng người yêu chờ đợi.
Rồi có lúc đôi bờ xa vời vợi.
Như tình yêu tháng đợi năm chờ.
Chợt gần nhau chia ngả rẽ nên thơ.
Nổi cồn cát như chiếc mũi dọc dừa con gái.
Sông có lúc uốn mình chia lối rẽ.
Như tình yêu có lúc giận, lúc hờn.
Như tình em, như tình anh.
Như tình ta, đôi lúc dỗi hờn nhau.
Để khi hết, nhân lên nhiều thương nhớ.
Hởi con sông quê em tôi đã đến.
Rất đáng yêu và rất được nuông chiều.
Sông đưa nước về cho ruộng lúa phì nhiêu.
Sông chở nước về cho mỗi chiều em gội tóc.

Con sông quê anh chảy qua Tân Lộc.
Cũng đáng yêu, vì chở kỷ niệm nhiều.
Nhưng dòng sông Hậu còn đẹp biết bao nhiêu.
Bởi nó giống như tình mình em ạ.
Sông đón anh không như người xa lạ.
Mà êm đềm như sóng nước lăn tăn.
Chở phù sa và nước ngọt quanh năm.
Như tình em dù năm dài tháng rộng.
Sông cũng giận lên khi đôi bờ gió lộng.
Và rất hiền khi gió lặng, mây tan.
Rồi dòng sông lại êm dịu đoan trang.
Như vợ gặp chồng, bao năm dài cách biệt.
Cả dòng sông như khối tình da diết.
Có thủy chung cùng tháng rộng ngày dài.
Sông chở phù sa vun đắp tương lai.
Dòng sông hứa hẹn ngày mai đầy hạnh phúc.
Hơn nửa đời tôi, trôi qua vùn vụt.
Giờ gặp sông đậu lại bên bờ.
Phần cuối đời gởi lại đất Cần Thơ.
---------------------
Cần Thơ, tháng 9 năm 1985.