Translate

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

HỌP MẶT CCB TRUNG ĐOÀN 1 (Ảnh sự kiện)


HỌP MẶT CCB TRUNG ĐOÀN 1 U - MINH QK9 LẦN THỨ VII
-------------------- 
(Ảnh: nơi tổ chức buổi họp mặt)
Ngày 20 tháng 09 năm 2014, tại thành phố Vị Thanh Hậu Giang, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 1 U Minh QK9, đã tổ chức cuộc họp mặt các CCB của Trung đoàn với hơn 500 thành viên từ các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cữu Long về dự. 
Về dự có Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (là Trung đoàn trưởng của Trung đoàn thời đánh Mỹ); Trung tướng Phạm Hồng Lợi, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng, Bộ Tổng tham mưu (là Đại đội trưởng Đại đội cao xạ 12,7 ly thời đánh Mỹ); anh Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Tây Nam bộ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang (là y tá của Quân y Trung đoàn thời đánh Mỹ); Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng, nguyên Ủy viên Ủy ban kiểm tra Quân ủy trung ương (là Chính trị viên Tiểu đoàn 307 của Trung đoàn thời đánh Mỹ), Thiếu tướng Trần Vinh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ thương binh xã hội (là Chính trị viên Tiểu đoàn 303 của Trung đoàn thời đánh Mỹ)
Đại tá  Nguyễn Công Bình, Thượng tá Nguyễn Văn Thông trong Ban tổ chức đón tiếp đại biểu
 (Ảnh dưới:Đại tướng Phạm Văn Trà thăm hỏi các CCB)
Các ảnh dưới: Các CCB gặp mặt giao tiếp
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng, Trưởng ban liên lạc đọc diễn văn ôn lại truyền thống của Trung đoàn
Các CCB mặc niệm tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh

Đại tướng Phạm Văn Trà và anh Nguyễn Phong Quang
Thiếu tướng Trần Vinh Quang (người ngồi bên phải) cùng khách mời
Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu với các CCB
Mộ tiết mục văn nghệ chào mừng các CCB
 CCB tham luận
 Đại diện các bộ chiến sĩ Trung đoàn đương thời phát biểu
Các CCB dự họp trong Hội trường
Các Sĩ quan của Trung đoàn đương thời

Bữa cơm đồng đội với những ly rượu nghĩa tình















Trung tướng Phạm Hồng Lợi (người đứng mặc áo trắng tay ngắn) cùng các CCB













Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng (mặc Quân phục) cùng các CCB






Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

NGHE GIỌT MƯA THU (Thơ)





NGHE GIỌT MƯA THU
------------------ 
Đêm lắng đọng, giọt thu rơi
Nhạc lòng ai gõ nhịp đôi khúc buồn
Nghe trong sâu thẳm mưa tuôn
Giọt yêu một thuở còn vương vấn tình
Nỗi niềm xin để lặng thinh
Cho con tim gõ riêng mình nhịp thương
                    Ngày 08-09-2014


ĐÊM THAO THỨC
--------------
Lâu lắm rồi sao cứ vấn vương
Đêm thao thức những mùa trăng khuyết
Như lưỡi hái cắt vào ký ức
Nỗi niềm đau ngày ấy chia xa
Đã bao lần trăng khuyết đi qua
Năm tháng trôi theo dòng dĩ vãng
Cho ta những đêm dài bình lặng
Một miền riêng, riêng cõi tâm tình
Cho mình ta, ta với một mình
Thắp ngọn nến tiễn tình đã chết
Bên hồ thu úa màu, cạn kiệt
Để hôm nay day dứt đến khôn cùng
                 14-09-2014.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

ĐẠI HỘI CCB GƯƠNG MẪU (Ảnh sự kiện)

Được Chi hội CCB cữ dự Đại hội CCB gương mẫu của Hội CCB cơ quan tỉnh Kiên Giang, THIÊN TÂN giới thiệu một số hình ảnh các bạn xem.













Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

THĂM MỘ MẸ (Thơ)



             THĂM MỘ MẸ
                      --------
                          Đoàn Công Thiện
Tôi về thăm mộ mẹ tôi.
Chiều giăng giăng kín góc trời mưa rơi.
Dáng xưa bóng mẹ tôi ơi.
Rêu phong phủ kín, xa xôi một thời.
Đâu còn thấy mẹ dưới trời?
Bóng in ruộng nước, bời bời nắng trưa!
Thương con biết mấy cho vừa.
Cực bao nhiêu cực, vẫn chưa thỏa lòng.
Thân gầy chẳng ngại gió giông.
Cánh cò lặn lội bên dòng sông quê.
Nước lên lưng dốc triền đê.
Dâng đầy lòng mẹ chân quê thuở nào.
Sóng ru tình mẹ dạt dào.
Gieo vào ký ức đến nao nao lòng.
Biển trời nghĩa mẹ mênh mông.
Làm ngọn lửa ấm sưởi lòng đời con.
Thời gian trôi đi mỏi mòn
Mẹ về với nước, với non xa ngàn
Con nguyện giữ tấm lòng vàng.
Cho tình nghĩa mẹ vẹn toàn trong con.
Vu lan năm 2014

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

VUI BUỒN LUÔN CÓ MẶT NHAU (Sự kiện)

THIÊN TÂN đã có bài: BẠN TÔI VÀ TÌNH DÒNG SÔNG HẬU, giới thiệu khái quát tập thơ của Phạm Tấn Sơn, người bạn chí thân và là đồng đội của bao người lính Trung đoàn 1 U Minh cùng thời. Nay mẹ bạn đã ra đi theo quy luật sinh tồn của tạo hóa. Những người bạn, những đồng đội năm xưa một thời gắn bó bên nhau đã đến với anh theo nghĩa cữ của người lính. Thiên tân xin giới thiệu một số hình ảnh của những đồng đội đến từ Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang. . . 
Từ trái qua: Đại tá Nguyễn Công Bình, Phạm Tấn Sơn (người mặc đồ tang), Chất.




Từ trái qua: Anh Phan Trung Kiên (Anh hùng lực lượng vũ trang - người đã được báo chí nói nhiều về sự kiện đưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị thương qua sông Cái Tàu vượt khỏi sự truy đuổi của đối phương trong chiến tranh), anh Nguyễn Minh Chiến (Cà Mau), Ẩn (Sóc Trăng)
Từ trái Qua: Dũng cùng các chị ở Cần Thơ thời kháng chiến.
Bên thân sinh Phạm Tấn Sơn
Đồng nghiệp với Sơn

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

HÃY LÊN TIẾNG (Thơ)

HÃY LÊN TIẾNG
                           Đoàn Công Thiện
Hãy lên tiếng hỡi con dân đất Việt
Bằng trái tim rực lửa giống Tiên rồng
Bằng ý chí ngàn năm giữ nước
Hùng khí hồn thiêng dân tộc của cha ông.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Hãy lên tiếng nhân danh tổ Quốc
Bằng dũng khí Bạch Đằng, Hàm Tử, Đống Đa
Như Quang Trung, Ngô Quyền, Lê Lợi
Cho lịch sử muôn đời toả sáng trong ta.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

SÔNG KIÊN MÙA HOA DẦU RỤNG (Thơ)

(Một góc sông Kiên)


                  SÔNG KIÊN (*)
            MÙA HOA DẦU RỤNG
                 ----------------------
                        Đoàn Công Thiện
Sao anh không về thăm con sông xưa
Nhìn hoa rụng đong đưa quay theo gió
Hàng phượng vĩ cháy trong chiều ráng đỏ
Những thân dầu rêu phủ đứng trầm tư

Ngày gặp anh năm ấy tháng Tư
Phượng cũng nở hoa dầu vào độ chín
Đường phố rộn bước chân người Lính
Các anh về hối hả những đoàn Quân

Nhánh phượng hồng dào dạt bâng khuâng
Thương cánh dầu bay dãi dầm nắng gió
Gieo mầm xanh thành sắc trời sắc cỏ
Cho sông Kiên cổ thụ mát bên dòng

Đã bao lần phượng vĩ nở bên sông
Là bấy nhiêu mùa hoa dầu chín rụng
Thành phố trẻ trung biển trời lồng lộng
Nhà vươn cao màu gạch mới tươi hồng

Tháng tư này phượng vẫn cháy bên sông
Dầu lại rụng tung cánh mềm trong gió
Trách tháng năm kéo dài bao cách trở
Để sông Kiên luôn thương nhớ đợi anh về.
----------------------

(*) Một con sông trong thành phố Rạch Giá Kiên Giang
Hoa Dầu



Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

CỨU SỐNG ĐỒNG ĐỘI (Bài viết)

 
(Nhân vật nói trong bài viết, người ngồi thứ ba từ trái qua ở hàng ghế đầu)
CỨU SỐNG ĐỒNG ĐỘI        

    Đoàn Công Thiện

       (Cựu Y tá Quân y Trung đoàn 1 – QK 9)

Trong chiến tranh, có nhiều chuyện nghe kể, khó có thể tin được đó là sự thật. Một trong những chuyện ấy là việc Y tá Nguyễn Công Bình, với một mũi lê súng Cạt – Bin, đã cứu sống đồng đội.

Vào khoản tháng 5 tháng 6 năm 1970, Tiểu đoàn 307 Trung đoàn 1 U Minh (Nay thuộc Sư đoàn 330, Quân khu 9), tiến hành trận đánh chi khu Ngang Gừa (nay là huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Sau khi trận đánh kết thúc, còn một thương binh chưa kịp đưa về tuyến sau, Y tá Bình được cấp trên phần công cùng Tám Tuấn (cũng là Y tá) chuyển đến đội phẫu thuật cách nơi đóng quân của Tiểu đoàn hơn 4 cây số.

Người đồng đội bị thương ấy tên Lê Văn Hóa, là chiến sĩ Quân khí của Tiểu đoàn. Anh bị một mãnh đạn M 79 ghim vào cổ, vết thương nhỏ, không ra máu, không có băng bó. Xuống xuồng, thấy bạn hút thuốc, Hóa cũng xin một điếu. Nghĩ là vết thương phần mềm, hơn nửa thấy Hóa đi đứng bình thường, biết bạn đã thức trắng trong đêm, bảo đảm súng đạn cho anh em chiến đầu, nên Bình không ngần ngại cho anh hút. Không ngờ điếu thuốc ấy lại trở thành tai họa cho Hóa.

Vừa hít được mấy hơi thuốc, Hóa có biểu hiện bị ngạt thở. Anh vật vã, lăn lộn trên xuồng. Với kinh nghiệm nghề nghiệp, Bình biết ngay vết thương của Hóa đã thấu khí quản chứ không phải phần mềm như nhận định ban đầu. Trên tay không có bất cứ dụng cụ chuyên môn nào, chỉ còn cách bơi thật nhanh về đội phẫu thì họa may mới cứu được Hóa.

Đoạn đường còn lại phải mất hằng giờ đồng hồ, Bình và Tuấn bơi cật lực, mồ hôi vã ra, ở giửa xuồng Hóa vẫn oằn oại, anh nói những lời trăn trối với Bình và Tuấn. Một lúc sau, Hóa nằm yên, mặt tái nhợt, quần anh ước dầm nước tiểu. Tình thế rất nguy kịch, sự sống của Hóa chỉ còn trong chốc lác. Bất chợt, Bình nhìn thấy chiếc lưỡi lê súng Cạt – Bin nằm lăn lóc dưới khoan xuồng. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu Bình: “mở khí quản – chỉ có mở khí quản mới cứ sống Hóa, không còn cách nào khác”. Bình bảo Tuấn tiếp tục bơi, còn anh lấy chiếc lê lao lại nơi Hóa nằm. Lúc này toàn thân Hóa mềm nhũn, ngực căng phồng không còn co thắt được nửa. Bình đưa mũi lưỡi lê ngay yết hầu của Hóa cắm vào, một tiếng “sột” nhẹ, vết thương hé mở, hơi và máu từ cổ họng của Hóa tuông ra, anh moi những cục máu tụ còn vướng nơi cửa miệng vết mở rồi dùng ngón tay chèn giữ yên, tạo đường thở mới cho Hóa. Cứ thế, anh bảo Tuấn cố gắng bơi nhanh về đội phẫu.

Sau những động tác dứt khoát ấy, tình trạng ngưng thở của Hóa đã được khắc phục, anh bắt đầu thở nhẹ, da mặt tươi lại nhưng thể trạng thì rất yếu. Chỉ có một mình điều khiển, Tuấn cố gắng hết sức lực bơi, phải mất cả giờ anh mới đưa xuồng chở hai người tới đội phẫu. Hóa được đưa lên trạm và được giải phẫu cứu sống.

Chuyện cứu đồng đội thoát chết trong giây lát của Y tá Nguyễn Công Bình là vậy, nhưng không ngờ, vết mở khí quản hôm ấy đã để lại cho Hóa một di chứng không còn nói được bình thường như mọi người sau khi lành vết thương. Do vết mở đã làm tổn thương đến bộ phận phát âm trong thanh quản, tiếng nói của anh bị biến dạng không còn nghe được.

*

*     *

Ba mươi lăm năm trôi qua, chuyện đã đi vào quá khứ. Lê Văn Hóa, người đồng đội được Bình cứu sống ngày ấy đã hi sinh trong một tai nạn nghiệp vụ sau đó ít lâu. Y tá Nguyễn Công Bình năm nào giờ là Đại tá, đang giữ cương vị chỉ huy ở một đơn vị huấn luyện quân sự của Quân khu (*). Cứ mỗi dịp gặp lại đồng đội xưa, anh xót xa nhắc lại chuyện cũ và cảm thấy như mình có lỗi: Giá như lúc đó khéo hơn, biết lách lưỡi lê vào chỗ khác thì Hóa đâu có mất đi tiếng nói.

Âu đó cũng là chuyện bình thường của chiến tranh. Trong lúc thập tử nhất sinh của Hóa, yêu cầu cấp thiết nhất lúc bấy giờ là cứu sống đồng đội, thì việc gây ra sự cố ấy cũng là lẽ đương nhiên không thể tránh khỏi.

Hành động của Y tá Nguyễn Công Bình đã thể hiện bản lĩnh quyết đoán của người chiến sĩ Quân y và là một điều kỳ dịu hiếm có trong lịch sử cứu thương của ngành Quân y trong quân đội ta.

Qua mẫu truyện trên, cho chúng ta thấy được cái cao cả của người chiến sĩ Giải phóng trong cuộc chiến tranh vừa qua là hết lòng vì đồng đội.

(*) Ông là Chính ủy Trường quân sự Quân khu.

-------------------------------



Đã đăng trên báo Quân khu 9, kỳ 1 tháng 2 năm 2009 và trên Báo Kiên Giang.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

CÂY CÒNG (Thơ)

Tháng 03 (âm lịch) lại về. Cái nắng như thiêu như đốt, dội lên mọi vật, tưởng như không loài nào sống nổi. Vậy mà có những cây vẫn trụ hình sống mãi với thời gian.

Nếu như cây Xương rồng là hiện thân cho sức sống kỳ dịu ở nơi cát bõng nắng lửa, thì Cây Còng ở miền Tây nam bộ, cũng có thể được xem như biểu tượng của sức sống mãnh liệt trước mọi sự khắc nghiệt của tạo hóa thiên nhiên.

Con người ta cũng vậy. Với những ai có bản lĩnh kiên cường, thì họ đã và sẽ vươn mình đứng vững trong mọi nghịch cảnh, để giúp cho đời mãi mãi xanh tươi.

ĐCT xin giới thiệu bài thơ CÂY CÒNG để các bạn cùng thưởng thức và suy ngẫm.
 -------------------------- 
Nắng tháng ba
rát da bỏng lửa.
Thương cây còng
đứng giửa trời xanh.
Rể bám đất
hút mật nuôi cành.
Thân chắt lọc
nhựa xanh cho trái.
Trải bao mưa dầm nắng vãi.
Cây vẫn trụ hình
vững chãi trước phong ba.
Ảnh: Những cây Còng trên đường về rừng U Minh.