Translate

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

ĐẠI HỘI LĐLS VN (Ảnh ký sự)

Sau một thời gian dài chuẩn bị, trong các ngày 17, 18 và 19 tháng 04 năm 2015, tại Thủ đô Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, với hơn 360 mươi đại biểu về dự. Đến dự buổi khai mạc Đại hội, có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều vị quan khách cấp Trung ương và Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Thiên Tân giới thiệu một số hình ảnh của chuyến đi này, xin mời các bạn xem nhé.
-------------------------------- 
Tiền sảnh sân bay Cần Thơ  ngày 15-04-2014

Đường ra máy bay tại Cần Thơ

Nơi chờ lấy hành lý ký gởi tại sân bay Nội Bài Hà Nội
----------------------
ĐƯỜNG VỀ HÀ NỘI
Người ta dể dàng nhận ra sự đổi mới của thủ đô Hà Nội khi đi trên tuyến đường này vào nội ô








 

 
Cầu Nhật Tân, chiếc cấu lớn nhất vừa mới hoàn thành không lâu 

 

 Sau sự kiện chặt hạ cây xanh ở một số tuyến đường bị phản ứng của xã hội buộc phải dừng lại, Hà nội vẫn xanh một màu xanh của thành phố xanh, sạch, đẹp.



Các đại biểu chuẩn bị vào Lăng viếng Bác




Những khẩu hiệu chào mừng Đại hội
Ngày 16 Hội đồng Luật sư toàn Quốc họp phiên cuối cùng
Trung tâm Hội nghị Quốc tế, nơi diễn ra Đại hội LĐLS VN



Tranh thủ chụp ảnh trước giờ khai mạc Đại hội








Đoàn Chủ tịch Đại hội
Chủ tịch Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều quan chức chụp hình với các đại biểu
 

Đoàn đại biểu Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh đem đến Đại hội những tiết mục nghệ thuật phong phú.





Tạm biệt Hà Nội

Trong nhà ga sân bay Nội Bài ngày về



Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

DI CHÚC BẰNG GHI ÂM GHI HÌNH

CẦN ĐƯA DI CHÚC BẰNG HÌNH THỨC
GHI ÂM GHI HÌNH VÀO BỘ LUẬT DÂN SỰ
--------------
                                           Luật sư Đoàn Công Thiện 
                                  (Chủ nhiệm đoàn Luật sư Kiên Giang)
Về hình thức Di chúc trong dự thảo Bộ luật dân sự (BLDS) sữa đổi lần này vẫn giữ như qui định của BLDS năm 2005, trong đó quy định: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình (điều 650 BLDS sửa đổi, điều 649 BLDS 2005).
Với loại Di chúc bằng văn bản có 04 hình thức bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng và Di chúc bằng văn bản có chứng thực (điều 651 BLDS sửa đổi, điều 650 BLDS 2005).
Với loại Di chúc miệng điều luật quy định: 1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (điều 652 BLDS sửa đổi, điều 651 BLDS 2005).
Những quy định nêu trên có nguồn gốc từ rất xa xưa khi mà con người giao tiếp với nhau chủ yếu bằng lời nói được lưu giữ trong trí nhớ của người nghe hoặc bằng ký tự chữ viết được ghi chép lại trên giấy mực khi tiến bộ khoa học chưa được phát triển như hiện nay.
Trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các thiết bị lưu giữ thông tin ngày càng tinh vi và tiện dụng, trong đó phải kể đến các loại thiệt bị ghi âm, ghi hình mà phổ biến nhất là máy điện thoại đi động thông minh, nó đã trở thành phương tiện thông dụng của mọi người. Với giá vài triệu đồng, người ta có thể sở hữu một chiếc máy điện thoại tích hợp nhiều chức năng trong đó có chức năng lưu giữ âm thanh và hình ảnh.
Thự tiễn xử lý các vụ việc ( có cả vụ án hình sự, dân sự); băng ghi âm, ghi hình đã được các cơ quan chức năng sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc và nó đã trở thành bằng chứng cho việc xác định sự thật của vụ việc một cách hữu hiệu . . . Với những đặc điểm đã nêu, chiếc máy điện thoại di động là phương tiện lưu giữ nội dung di chúc tiện lợi nhất trong trường hợp sảy ra tình thế cấp thiết đe dọa đến tính mạng người có tài sản cần phải di chúc.
Mặt khác, với sự phát triển của tiến bộ khao học, con người có xu hướng muốn lưu giữ thông tin, hình ảnh một cách lâu dài, thì phương tiện ghi âm ghi hình (máy ghi âm ghi hình chuyên dụng) sẽ được con người ứng dụng, trong đó bao hàm cả nội dung di chúc.
Với những đặc tính khoa học, tiện dụng và phổ biến của phương tiện lưu giữ thông tin như phân tích trên đây, thiết nghĩ trong Bộ luật dân sự sửa đổi sắp tới, các nhà làm luật cần bổ sung thêm nội di chúc bằng hình thức ghi âm ghi hình thành một chế định pháp lý cho sát hợp với điều kiện tiến bộ xã hội hiện nay.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

NGÀY 30 - 04 - 2015 Ở CẦN THƠ

 
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-04-1975), nhóm CCB Hà Nội vào thăm lại chiến trường xưa. Tại nhà khách T80 QK9 thành phố Cần Thơ, Ban liên lạc Trung đoàn 1 U Minh QK9, tổ chức tiếp đón, chiêu đãi với sự có mặt các CCB của Trung đoàn ở Cần thơ và một số tỉnh lân cận.
Sau đây là những hình ảnh, phản ảnh buổi gặp mặt này, Thiên Tân xin đăng tãi mời các bạn xem nhé.
------------------------------




Ảnh trên và dưới: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng (anh hùng LLVT, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 303, nguyên phó Chính ủy Trung đoàn thời kỳ 1979-1980) thân mật tiếp các CCB.

 



 Ảnh trên: Trung tướng Nguyễn Việt Quân (người đứng thứ 3 bên trái), nguyên phó Chính ủy Quân khu 9 và Đại tá Nguyễn Kỳ Phùng (người đứng bên phải), nguyên Cục trưởng Cục chính trị Quân khu 9, cũng là CCB Trung đoàn, thân mật tiếp chuyện cùng các CCB.

Anh Nguyễn Văn Cữu, thay mặt Ban liên lạc CCB Trung đoàn 1 U Minh, phát biểu chào mừng các CCB
Nâng cốc chúc mừng ngày họp mặt



NHẬN KỶ NIỆM CHƯƠNG CCB

 
Ngày 26 tháng 04 năm 2015, Thường vụ Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh các cơ quan cấp tỉnh, tổ chức buổi lễ trao Kỷ niệm chương Cựu chiến binh Việt nam cho 28 Hội viên nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30-04 lịch sử, ĐCT được Ban tổ chức cữ phát biểu cảm tưởng. Mời các bạn xem nhé.


Tôi rất xúc động được Ban tổ chức cữ tôi thay mặt cho các Hội viên Hội CCB được tặng Kỷ niệm chương lần này phát biểu cảm tưởng trong buổi lễ long trọng hôm nay.

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cấp Hội CCB đã xét đề nghị và được cấp có thẩm quyền chấp nhận ký quyết định tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp CCB Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30 tháng Tư lịch sử của dân tộc.

          Thưa các đồng chí lãnh đạo, thưa các đồng chí đại biểu.

Là những người đã đi qua chiến tranh, đã từng ôm súng xông pha nơi chiến trường, hơn ai hết, chúng ta hiểu rõ cái giá phải trả vô cùng to lớn cho ngày 30 tháng Tư lịch sử mang tầm vóc vĩ đại này của đất nước.

Để có được ngày 30 tháng Tư, cả dân tộc Việt Nam chúng ta đã phải hành quân non một phần ba thế kỷ dưới bom gầm đạn rú. Đối phương của chúng ta không từ bất cứ thủ đoạn tàn bạo nào để chống lại cách mạng, chống lại nhân dân; trong vùng tạm chiếm, chúng bắt bớ giam cầm những người yêu nước, hành hạ một cách man rợ tù nhân là chiến sĩ cách mạng; trong vùng giải phóng, chúng rải chất độc và dùng bom pháo cày xới tan nát xóm làng, xua quân càn quét hòng triệt hạ sự sống, tiêu diệt lực lượng cách mang . . . đó là một chặn đường mà sự mất mát không có gì so sánh được, hằng triệu chiến sĩ và đồng bào yêu nước của chúng ta phải chấp nhận hy sinh để giành lấy độc lập tự do cho dân tộc . . .  

Trên chiến trường biên giới Tây Nam và đất nước chùa tháp anh em,những người lính tình nguyện chúng ta vượt qua muôn vàn gian nguy hy sinh chết chóc trong suốt 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, để cứu nhân dân Camphuchia thoát khỏi họa diệt chủng với chính sách vô cùng tàn bạo của tập đoàn phản động Pol Pốt, Iêng Sa Ri.

Mỗi chúng ta có mặt hôm nay, cũng như hằng triệu CCB khác trên mọi miền đất nước, dù ít hay nhiều, chúng ta đều đã đương đầu với sự khốc liệt của chiến tranh và có lẽ, không ít đồng chí đã chứng kiến đồng đội mình ngã xuống trên trận mạc, nghe đồng đội mình nhắn nhủ những lời trăn trối cuối cùng trước khi nhắm mắt về với đất mẹ thân yêu . . . đó là những giây phút cam go nhất, đau đớn nhất mà chúng ta đã phải chứng kiến, gánh chịu và vượt qua.

Những người lính trong thời chiến, không chỉ có đối diện với sự chết chóc thương vong mà còn đối diện với những thiếu vắng trong sinh hoạt đời thường. Hẳn các đồng chí còn nhớ, vùng bộ đội đóng quân thường là nơi bom pháo địch trút xuống ngày đêm, dân phải ra vùng giặc tạm chiếm sinh sống lánh nạn, hay trong núi rừng hoang vắng trên đất bạn Camphuachia, những đêm tạm yên, ta thèm được nghe tiếng khóc trẻ thơ, thèm nghe tiếng gà gáy sáng, khao khát được nhìn thấy bóng dáng người mẹ, người em gái rất đỗi quen thuộc thân thương, cái thèm khát ấy nó nôn nao đến tận đáy lòng trong mỗi người lính … cái thèm khát ấy rất đơn sơ bình dị là vậy, nhưng một thời chúng ta phải khao khát đến cháy lòng . . .

Thưa các đồng chí và các bạn.

Chúng ta còn có mặt đến hôm nay, đó là sự may mắn vô cùng, trong khi đó bao đồng đội của chúng ta đã vĩnh viễn nằm lại trên mọi nẻo đường kháng chiến, cho đến hôm nay vẫn còn biết bao gia đình không tìm được hài cốt, đó là điều mà mỗi chúng ta, không ai lại không ray rứt khi nghĩ về đồng đội.

Sở dĩ tôi nhắc lại những gì trong quá khứ bởi một lẽ đơn giản: đó là một phần lịch sử đau thương nhưng rất cao cả, đã trở thành nền tảng đạo lý để chúng ta mãi mãi ghi nhớ. Nhắc về quá khứ để chúng ta phấn đấu rèn luyện tư cách người CCb, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở cương vi cao hay thấp, quan chức hay thường dân, chúng ta luôn phấn đấu xứng đáng là người lính cụ Hồ: trong sáng về phẩm chất, dũng cảm trong đấu tranh, sống có nghĩa có tình với đồng đội và mọi người.

Cuối cùng, thay mặt cho 28 CCB được tặng Kỷ niệm chương, tôi xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, kính chúc các đồng chí đại biểu luôn được dồi vào sức khỏe, gia đình hạnh phúc và cuộc sống luôn ổn định.

---------------------                                                  
Nhân dịp này tôi xin đọc một đoạn trong bài thơ “Thăm lại trung đoàn” bài thơ tôi viết nhân kỷ niệm 60 ngày thành lập QĐND đã in trong cuốn “Lịch sử Trung đoàn bộ binh 1 U Minh” do nhà xuất bản QĐND phát hành.



Giặc chạy rồi ta lại hành quân

Về châu thổ trong đội hình thần tốc

Đường giải phóng rộng dài ngang dọc

Dòng Cửu Long sạch bóng quân thù

Cờ đỏ rợp trời nắng trải thang Tư

Đất nước yên rồi tư Nam ra Bắc

Miệng ta cười sao mặn dòng nước mắt

Đồng đội chúng tôi ai mất ai còn?

Thương bao mẹ hiền mòn mỏi trông con

Đất nước mừng công mẹ không còn gặp mặt

Ôi ta nghe lòng đau oặn thắt

Có chiến thắng nào không mất mát hi sinh

Vì độ lập tự do no ấm hòa bình

Ta phải đổi bằng xương bằng máu

Để muôn đời mai sau con cháu

Không còn đau nỗi đau chiến tranh.