Translate

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

BÀI NÓI GIAO LƯU VỚI HUYỆN ĐOÀN GÒ QUAO


Mời các bạn xem bài nói chuyện của ĐCT nhân buổi giao lưu với huyện Đoàn Gòa Quao ngày 24-03-2016.
----------------
Với tư cách là những người đã tham gia hoạt động Đoàn qua các thời kỳ, chúng tôi rất vui mừng được Ban thừng vụ huyện đoàn mời về dự buổi giao lưu này. Chúng tôi nghĩ rằng: cuộc họp mặt hôm nay như là một dấu gạch nối giữa thế hệ đi trước với thế hệ hiện tại; là sự gắn kết giữa quá khứ và tương lai trong mối quan hệ có tính lịch sử của những con người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp vì thế hệ trẻ, vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh trên quê hương Gò Quao thân yêu của chúng ta.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Là lớp người sinh ra và lớn lên trong những năm tháng cam go của Dân tộc, chúng tôi đã phải đối diện với biết bao đau thương mất mát hy sinh trong những cuộc cuộc chiến tranh khốc liệt trong thế kỷ XX và sự thiếu thốn trăm bề của thời bao cấp sau khi đất nước thoát khỏi chiến tranh. Hằng triệu người con ưu tú của Dân tộc đã phải vĩnh viễn nằm lại trên mọi nẻo đường kháng chiến, xương máu của các chiến sĩ Hải quân đã phải trộn lẫn với sóng nước bao la trên biển đảo xa xôi của tổ quốc. . .
Dù biết rằng các bạn đã nghe nhiều, biết nhiều, nhưng chúng tôi vẫn muốn nhắc lại một quá khứ bi hùng này, nhằm truyền tãi đến các bạn một thông điệp rằng: chúng tôi cũng như các bạn hôm nay, chúng ta sống trong môi trường hòa bình được tạo dựng bằng xương, bằng máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng và sự nghiệp xây dựng Tố quốc . . .
Nhắc lại một quá khứ bi hùng này, chúng tôi mong muốn rằng: chúng tôi và các bạn, chúng ta hãy làm những gì có thể làm được về những điều tốt đẹp nhất, nhân văn nhất, để góp phần cho xã hội này giảm đi cái ác, cái xấu, nhằm kiến tạo nên một không gian mà trong đó mọi người đều an toàn, đều bình đẳng; có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Khi nhận lời phát biểu, tôi cứ phân vân suy nghĩ: nên nói cái gì mà các bạn cần nghe, nêu cái gì mà các bạn cần học tập? đó là những điều trăn trở trong mấy ngày qua. Có lẽ từ trải nghiệm trong cuộc sống mà tôi và các bạn đồng lứa với tôi đã đi qua, cho phép tôi có mấy vấn đề gợi mỡ để các bạn tham khảo.
Vấn đề thứ nhất: Nói về lý tưởng cách mạng.
Nói đến lý tưởng là nói đến xu hướng ý thức có tính mục đích trong tư duy của mỗi cá nhân, trong đó mục đích mà ta hướng tới phải là những điều tốt đẹp và nó sẽ trở thành lý tưởng cách mạng nếu nó phù hợp với qui luật phát triển của xã hội, phù hợp với yêu cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Nói đến lý tưởng là nói đến tính lịch sử của thời đại mà mục đích trong xu hướng ý thức của con người hướng đến. Với ý nghĩa này, lý tưởng sẽ biến đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh phát triển của xã hội.
Nói đến Lý tưởng là nói đến ý chí, là sự quyết tâm hành động trong thực tiễn để đạt được mục đích mà mình đã chọn và vì thế có lý tưởng cách mạng đúng đắn mà thiếu ý chí phần đấu, thì lý tưởng chỉ là một ý thức trống rỗng, không đem lại gì có ích cho đời sống xã hội cả.
Vậy lý tưởng cách mạng được biểu hiện như thế nào?
Ở thời đai của chúng tôi có thể chia ra hai phân kỳ với những xu hướng ý thức sau đây:
Giai đoạn đất nước bị chia cắt và bị xâm lược bởi chế độ thối nát của chính quyền VNCH và chiến tranh tàn phá, gây bao thảm cảnh chết chóc đau thương. Trong bối cánh đó, ý thức của mọi người nói chung , của tuổi trẻ của chúng tôi thời ấy nói riêng, chỉ có một mong muốn làm thế nào để đánh đuổi quân xâm lược Mỹ ra khỏi bờ cõi và lật đổ chế độ VNCH, thống nhất Bắc Nam… đó là xu hướng ý thức chủ đạo của tuyệt đại bộ phận lớp trẻ chúng tôi và nó đã thành lý tưởng cách mạng của thế hệ thanh niên thời bấy giờ.
Để thực hiện lý tưởng ấy, lớp lớp thanh niên hăng hái cầm súng ra mặt trận chiến đấu (và làm các việc khác), sẳng sàng hiến dâng xương máu của mình để thực hiện lý tưởng cao cả ấy. Ở vùng giặc tạm chiếm: lực lượng thanh niên là học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình, phản đối chiến tranh xâm lược, yêu cầu Mỹ rút quân về nước, đòi lật đổ chế độ VNCH, yêu cầu thống nhất Nam Bắc; mặc dù bị chúng bắt bớ, tra tấn, tù đày một cách dã man nhưng họ vẫn không nao núng.
Giai đoạn sau hòa bình, thời bao cấp: trong tình trạng đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, nhân dân nghèo đói, sinh hoạt xã hội đảo lộn và không lâu sau đó, chiến tranh biên giới Tây nam và phía Bắc lại xảy ra; chế độ diệt chủng Pôl bốt - iêngxari chẳng những đã gây ra thảm họa diệt chủng ở Camphuchia, mà còn đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân vùng biên giới….trong hoàn cảnh đó, xu hướng ý thức đặt cho tuổi trẻ phải lựa chọn định hướng mục đích thoát đói, giảm nghèo bằng con đường xây dựng nền kinh tế mới song song với việc cầm súng bảo vệ biên cương tổ quốc, để từ đó xuất hiện phong trào thanh niên tích cực nhập ngũ xây dựng quân đội, tham gia lực lượng thanh niên xung phong, lập vùng kinh tế mới v. v…
Thời đại ngày nay. Trong điều kiện đất nước đã và đang đổi mới phát triển đi lên, đời sống nhân dân nâng cao (không còn đói) xã hội ổn định, nhưng cũng đã và đang đối diện với nguy cơ tham nhũng ngày càng phức tạp chưa được đầy lùi; sự tuột hậu so với các nước về mọi mặt trong đời sống kinh tế và xã hội; sự xâm chiếm chủ quyền biển đảo do nhà cầm quyền Trung quốc gây ra trên biển Đông . . . tất cả những điều đó, đòi hỏi thế hệ trẻ hôm nay cần phải xác định đúng đắn xu hướng ý thức và phương pháp hành động thích hợp để hình thành nên lý tưởng cách mạng. Có thể khái quát lý tưởng cách mạng trong thời đại hôm nay với những nội dung cơ bản sau đây:
Xây dựng ý thức đầu tranh phòng chống tệ tham nhũng quan liêu trong bộ máy công quyền của Nhà nước. Đây là vấn đề to lớn, cực kỳ khó khăn, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng kết quả chưa nhiều, xong không vì thế mà chúng ta chùn bước. Tôi thiết nghĩ: nếu thế hệ trẻ chúng ta có ý thức căm ghét tham nhũng quan liêu; căm ghét cửa quyền hách địch, có bản lĩnh chống lại sự cám dỗ của vật chất, của quyền lực, thì cũng đã là một thắng lợi to lớn trên mặt trận này rồi
Một vấn đề khác đó là nguy cơ mất chủ quyền biển đảo. Đây cũng là vấn đề lớn lao, nhưng không ai khác chính thế hệ tuổi trẻ là lực lượng xây dựng quân đội để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đến một thời điểm nào đó khi Tổ quốc gọi, chúng ta sẳng sàng hiến thân cho Tổ quốc, như 64 người lính Hải quân đã anh dũng ngã xuống để giữ lây ngọn cờ thiêng liêng của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma cách nay 28 năm về trước, cũng như bao thế hệ trong chiến tranh đã chấp nhận hy sinh cho sự tồn vong của dân tộc. Và vì Tổ quốc, chúng ta sẳng sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì để cho đất nước này được bình yên, cho nhân dân ta luôn được sống trong độc lập tự do ấm no hạnh phúc.
Vấn đề thứ hai: xây dựng nhân cách sống.
Nói đền xây dựng nhân cách sống là nói đến quá trình rèn luyện, xác lập khả năng thích ứng trong mối quan hệ tương tác của mỗi người chúng ta với mọi người trong xã hội. Nói cách khác đó là xây dựng một lối sống mà nội hàm chứa đựng mối quan hệ giữa con người với con người theo đúng nghĩa nhân sinh quan cách mạng.
Vậy lối sống ấy gồm có những gì?
Trước hết, với chính mình phái có lòng trung thực và hướng thiện. Trong tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người ta sinh ra vốn vĩ thật thà hiền lành, sở dĩ có cái ác, cái xấu chính là do môi trường xã hội (nghịch cảnh) tạo ra. Không phải ngẫu nhiên trong giáo lý tôn giáo dạy cho mọi người có lòng “từ bi”(phật giáo) hay tin thần “bác ai”(công giáo), vì vậy trong xây dựng nhân cách sống, chúng ta phải gạt bỏ tất cả những gì xấu xa để hướng đến cái thiện, cái đẹp, cái cao cả, không tham vọng quyền lực hay đam mê tiền bạc, không sa đà vào các tệ nạn, phải có lòng bao dung vị tha, gạt bỏ tất cả những hiềm khích nghi kỵ, sống chan hòa với mọi người và luôn luôn lạc quan yêu đời . . . nếu được như vậy các bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thản trong cuộc sống.
Kế đến, đối với công vụ và công việc.
Mỗi người tùy theo chức nghiệp, chức vụ và địa vị xã hội của mình, mà thi hành đúng chức nghiệp và chức trách công vụ một cách tận tâm với một mục tiêu hoàn thành tốt nhất, hiệu quả nhật. Nói đến “thi hành đúng chức trách công vụ” tưởng đơn giản nhưng lại có rất nhiều bạn hành động không được như vậy, hoặc không tròn trách nhiệm hoặc vượt quá quyền hạn.
Hãy hành xử vì mọi người.
Trong thời điểm chúng tôi hoạt động Đoàn có khẩu hiệu thế này: “mỗi người vì mọi người” để chỉ cho thanh niên phải hành động vì lợi ích của xã hội. Khẩu hiệu ấy đến nay vẫn chứa đựng hàm nghĩa nhân văn cao đẹp. Do khoa học kỷ thuật và công nghệ phát triển ngày càng cao và tinh vi, nên sự phân ngành càng chuyên sâu trong sản xuất hàng hóa nói riêng, trong mọi hoạt động xã hội nói chung, do đó con người ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, vì thế đòi hỏi con người phải nâng cao hơn nửa ý thức cộng đồng nhằm bảo đảm sự hài hòa lợi ích trong xã hội. Mặt khác mỗi người vì cộng đồng mà phấn đấu hết mình để cho mọi người được tốt đẹp hơn (có thể tốt hơn mình) nó còn hành vi đạo đức cách mạng trong nhân cách sống của con người.
Cuối cùng là hành vi ứng xử có văn hóa.
Con người là động vật cấp cao có tri thức và ý thức tự chủ gần như tuyệt đối. Con người được xem là tinh hoa của trái đất mà trong thế giới vũ trụ bao la chưa có hành tinh nào có được. Điều đó cho thấy không có lý do nào con người lại ứng xử với nhau một cách thô thiển, lại càng không thể xử sự với nhau như loài cầm thú. Văn hóa ứng xử là một bộ phận không tách rời của mối quan hệ giao tiếp trong xã hội văn minh, vì thế chúng ta phải thường xuyên rèn luyện phong cách văn hóa trong ứng xử. Từ cái bắt tay cho đến nụ cười, từ lời nói cho đến thái độ động tác v. v . . phải thật sự tinh tế, làm thế nào để khi tiếp chuyện, người đối diện cảm thấy thoải mái, hài lòng hay ít ra cũng không có lý do nào để họ phật lòng (ví dụ điển hình).
Vấn đề thứ ba: Học tập nâng cao kiến thức.
Lê Nin từng nói: học, học nửa, học mải để chỉ cho mọi người biết con đường học tập là không bao giờ kết thúc, nó vô tận. Bác hồ của chúng ta cũng đã hiệu triệu mọi người ra sức học tập và chính người là tấm gương mẫu mực về tin thần học tập để không ngừng nâng cao kiến thức nhằm giúp ích cho xã hội. . . vì vậy vai trò kiến thức trong đời sống xã hội của con người được xem là động lực phát triển của nhân loại.
Trên phương diện công cụ sản xuất, xét về lịch sử phát triển đi từ đồ đá, đồ đồng đến cong cụ bằng loại kim loại và vật liệu hổn hợp khác; từ thao tác cơ bắp cho đến chế tạo và sử máy móc; từ tính toán bằng bộ não người đến lập trình vi xử lý điện tử v.v…đều hàm chứa kiến thức của con người, những phát triển đó người ta gọi là tiến bộ khoa học do con người tạo ra.
Vậy chúng ta học như thế nào và học ở đâu?
Trong dân gian có câu: “học thầy không tày học bạn”. Câu nói đó chỉ cho ta thấy kiến thức không chỉ do thày dạy mà còn từ bạn bè và mọi người khác đem đến cho mình. Học ở trường lớp chỉ là những kiên thức cơ bản, còn học ở ngoài đời mới thực sự trang bị cho mình những kiến thức sống vô cùng phong phú, có thể khẳng định rằng: mỗi chúng ta có được một tri thức sống, kỷ năng năng sống như hôm nay, có đến 80, 90 % được tiếp thu từ sự dạy dỗ của ông bà cha mẹ, của gia đình và bạn bạn bè xung quanh.
Phương pháp học tập. Từ thực tiễn sự phấn đấu cá nhân, tôi nhận thấy việc tự học là một cách tốt nhất để trang bị kiến thức có chọn lọc theo sở thích và nó bổ sung rất to lớn cho hoạt động cá nhân của mỗi người chúng ta. Nếu như cách nay khoản 15, 20 năm việc tiếp nhận thông tin còn gặp nhiều khó khăn, thi hôm nay, trong môi trường thông tin điện tử rộng mở, việc tiếp cận để thu nhận kiến thức là rất tiện lợi. Để tiếp nhận được thông tin, bổ sung được kiến thức, nhất thiết các bạn trẻ phải biết xử dụng máy tín và biết khai thác mạng internes, nó là công cụ hữu hiệu nhất hiện nay để chúng ta thu nhận kiến thức.
Thưa các đồng chí và các bạn.
Trên đây là mấy vấn đề xin được trao đổi cùng các bạn trẻ, mong rằng các bạn tiếp bước cha ông làm nên những điều tốt đẹp cho quê hương Gò Quao thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển. Thay mặt các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện đoàn qua các thời kỳ và nhân danh cá nhân, tôi xin chân thành cảm ơn Huyện đoàn Gò quao đã mời, cảm ơn các bạn đã lắng nghe những lời trao đổi của tôi trong buổi gặp gở giao lưu bổ ích này.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

VÔ ĐỀ

Có lẽ
Đây là lần cuối
Anh tặng em
Những giọt tình buồn
Dệt giai điệu

Bài ca ly biệt
Để mai này
Không luyến tiếc
Lúc chia xa.
---------
Ngẫu hứng trưa ngày 13 tháng 3.năm 2016


Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

ĐỐI ẨM

Có lẽ, chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu sự đời mà họ đã hoặc đang chiêm nghiệm và chia sẻ với nhau cho vơi đi những uẩn khúc trong lòng. 
Những khổ thơ dưới đây tình cờ bật ra trong một lần tao ngộ giữa hai tâm hồn thơ họ Đoàn, Thiên Tân xin giới thiệu cùng các bạn.
--------------
Đoàn Hữ Hậu:
Uống đi Huynh ! Nước mắt quê hương
Dòng đời xuôi ngược, tan rồi hợp
Đệ phục Huynh một người hào kiệt
Đem công bằng, san sẻ yêu thương











Đoàn Công Thiện:
Uống đi Đệ những giọt đời cay nghiệt
Cho nỗi buồn tan chảy giữa thế gian
Huynh thương đệ một thi nhân phiêu bạc
Chốn bụi trần đầy dẫy những trái ngang











Đoàn Hữ Hậu:
Đệ uống đây những trầm ưu oan khuất
Để tin tường thù bạn giữa Nhân gian
Đa tạ Huynh đoái lòng người phiêu bạt
Hẹn một ngày rửa sạch chuyện trái nagng

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

XANH XANH MÀU LÚA

 Xanh như không thể xanh hơn 

Đồng khoe sắc thắm đến mơn mởn chiều
Hỏi rằng lúa tuổi bao nhiêu?
Mà tươi như thể dáng yêu xuân thì



Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

TẦN TẢO




Nặng mái chèo khuấy nước trên sông
Chở cái khổ theo dòng cuộc sống
Trời quá cao sông thì lại rộng
Thương mảnh đời tần tảo giữa mênh mông
-------------
 

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

VẤN ĐỀ VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG



 Hiện nay Quốc hội đang họp thảo luận nhiều Luật sửa đổi, trong đó có Bộ luật dân sự. ĐCT đã gởi bài này cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang để nghiên cứu. Xin đăng để các bạn nào có quan tâm tham khảo.
-------------------------
Tuy nhiên, xét về mặt nội dung qui định trong các qui phạm nói trên, vẩn chưa sát hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội đã và đang diễn ra hiện nay. Các qui phạm chưa thật sự rõ ràng, có nội dung không hợp lý, tạo ra rào cản cho sự phát triển của loại hình giao dịch này. Tình trạng gian lận, lừa đảo từ loại hình hoạt động này vẫn diễn ra liên tục, ngày càng nghiêm trọng, chưa có chế tài xử lý nghiêm khắc.
Vấn đề Họ, Hụi, Biêu, Phường đã qui định trong điều 479 Bộ luật dân sự 2005 và được giữ nguyên tại điều 494 trong Bộ luật sửa đổi lần này. Họ, Hụi, Biêu, Phường cũng đã được cụ thể hóa trong Nghị định 144/2006 ngày 27-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Với kinh nghiệm thực tế trong quá trình tiếp cận, xử lý đối với loại hình này, tôi đề nghị chỉnh sửa, đưa toàn bộ nội dung quan hệ này vào Bộ luật dân sự sửa đổi như sau:
Về tên gọi: thiết nghỉ cần có một tên gọi thống nhất cho loại hình này là Hợp đồng vay trả góp định phần  (hoặc một cụm từ nào đó phản ảnh được tính chất của loại hình này).
Về nội dung: cần qui định cụ thể vào điều luật, bãi bỏ NĐ 144/2006 ngày 27-11-2006.
Lưu ý: Trong đề xuất sau đây tôi đã bỏ khoản 3 về nội dung “Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi” vì nó không hợp lý, không sát thực tế.
Toàn văn điều luật qui định như sau:
Điều 494 Hợp đồng vay trả góp định phần (Họ, hụi, biêu, phường)
1. Hợp đồng vay trả góp định phần là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán, do một nhóm người cùng thoả thuận định phần tiền vay (hoặc tài sản) theo kỳ hạn. Cách thức giao dịch, quyền và nghĩa vụ của người làm chủ và các thành viên tham gia, qui định như sau:
2. Nhóm người tham gia giao dịch vay trả góp định phần có ít nhất từ 03 thành viên trở lên là những người cùng góp định phần do người Chủ nhóm đứng ra tổ chức. Trong trường hợp nhóm có đông người, thì nhóm có thể cữ một thành viên làm nhiệm vụ giám sát. Mỗi thành viên có thể tham gia một hoặc nhiều định phần nhưng mỗi lần chỉ được bốc thăm hoặc đấu giá một định phần.
Hợp đồng vay trả góp định phần thực hiện theo ba hình thức sau đây:
a. Hợp đồng vay trả góp định phần không có lãi, là hình thức bốc thăm ngẫu nhiên theo định kỳ, thành viên trúng thăm được lĩnh tổng số định phần trong nhóm, những người không trúng thăm có nghĩa vụ góp định phần của mình cho người trúng thăm theo mỗi định kỳ.
b. Hợp đồng vay trả góp định phần có lãi, là hình thức thành viên được vay đưa ra mức lãi trên định phần cao nhất trong số những thành viên tham gia tại mỗi định kỳ; người vay được lĩnh tổng số định phần do các thành viên góp và nộp mức lãi mà mình đưa ra cho các định phần khác, sau đó có nghĩa vụ trả định phần cho các thành viên còn lại trong các kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp có nhiều thành viên đưa ra mức lãi cao nhất bằng nhau thì tiến hành bốc thăm chọn lấy một trong những thành viên này.
Trong trường hợp thành viên đưa ra mức lãi cao nhất rút, không lĩnh tiền thì thành viên có mức lãi đưa ra liền kề thấp hơn được lĩnh tiền; nếu người này rút thì tiếp tục người có mức lãi thấp hơn liền kề tiếp theo cho đến khi có thành viên lĩnh tiền thì mới kết thúc phiên đấu lãi ấy.
c. Hợp đồng vay trả góp định phần đấu giá, là hình thức chọn thành viên được vay đưa ra mức giá thấp nhất so với giá chuẩn của định phần; thành viên chưa vay có nghĩa vụ nộp định phần của mình theo giá mà thành viên vay trúng giá; thành viên đã lĩnh vay ở các kỳ trước có nghĩa vụ trả 100% giá trị định phần cho những thành viên vay ở mỗi kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp có nhiều thành viên đưa ra mức giá thấp nhất bằng nhau thì tiến hành bốc thăm chọn lấy một trong những thành viên này.
Trong trường hợp thành viên đưa ra mức giá thấp nhất rút, không lĩnh tiền thì thành viên có mức giá đưa ra liền kề cao hơn được lĩnh tiền; nếu người này rút thì tiếp tục người có mức giá cao hơn liền kề tiếp theo cho đến khi có thành viên lĩnh tiền thì mới kết thúc phiên đấu giá ấy.
3. Người Chủ nhóm. Quyền lợi và nghĩa vụ của người Chủ nhóm.
Người Chủ nhóm là người đứng ra tổ chức thực hiện giao dịch. Người Chủ nhóm có thể là thành viên hoặc không phải là thành viên tham gia, do các thành viên trong nhóm đồng thuận chấp nhận.
Người Chủ nhóm không có quyền từ chối nghĩa vụ nếu đã hưởng lợi từ thành viên của mình; trong trường hợp không thể trực tiếp thực hiện nghĩa vụ, người Chủ nhóm ủy quyền cho người khác thực hiện thay nhưng phải chịu trách nhiệm về hậu quả thực hiện của người mà mình ủy quyền.
Trong trường hợp người Chủ nhóm chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị bệnh hiểm nghèo không thể trực tiếp thực hiện nghĩa vụ. thì người thay thế được thực hiện theo qui định về thừa kế nghĩa vụ trong Bộ luật này.  
Người Chủ nhóm do bị xử phạt hình sự hoặc bị chế tài hành chính mà không thể thực hiện trách nhiệm, thì nhóm cử một người đứng ra thay thế, người này thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ nhóm.
Người Chủ nhóm có quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:
a. Được hưởng huê hồng từ người được vay trong mỗi kỳ bốc thăm hoặc đấu giá bằng cách trích tiền nộp định phần của các thành viên. Tỷ lệ hưởng do các thành viên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 10% (mười phần trăm) trong mỗi kỳ lĩnh vay.  
b. Có trách nhiệm thu định phần của thành viên nộp cho người được vay khi đến kỳ. Trong trường hợp có thành viên thiếu thì Chủ nhóm xuất tiền nộp thay và có trách nhiệm thu lại của thành viên đã thiếu. Bồi thường thiệt hại cho thành viên khác nếu vi phạm thỏa thuận và chịu phạt theo qui định.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên.
a. Được bốc thăm hoặc đưa ra mức đấu giá theo ý chí của mình. Được lãnh vay khi trúng thăm hoặc trúng đấu giá. Được bồi thường thiệt hại do người Chủ nhóm hoặc người khác trong nhóm gây ra.
b. Có nghĩa vụ nộp định phần, nộp lãi theo định mức và thời gian đã thỏa thuận. Bồi thường thiệt hại cho thành viên khác nếu vi phạm thỏa thuận và chịu phạt theo qui định.
5. Xử lý vi phạm:
Thành viên nào đã vay mà đến kỳ không thực hiện nghĩa vụ trả định phần cho người khác thì còn phải chịu nộp lãi xuất theo mức lải xuất được qui định tại khoản 3 điều 491 Bộ luật này.
Người Chủ nhóm không thực hiện góp định phần giao cho thành viên thì phải bồi thường phần giá trị cho thành viên được lãnh và còn phải chịu nộp lãi xuất theo mức lải xuất được qui định tại khoản 3 điều 491 Bộ luật này.
6. Hình thức giao dịch:
Vay trả góp định phần được thỏa thuận bằng văn bản ghi sổ. Nội dung sổ ghi phải thể hiện: giá trị định phần; chu kỳ bốc thăm hoặc đấu giá; số lượng thành viên; tên họ Chủ nhóm; tên họ người giám sát (nếu có); tên họ, số lượng định phần và chữ ký (hoặc điểm chỉ) từng thành viên; nhật ký giao dịch.
Sổ do Chủ nhóm quản lý, ghi chép. Mỗi lần thực hiện giao dịch, Chủ nhóm phải ghi ngày tháng năm bốc thăm hoặc đầu giá; họ tên người được vay; giá trúng vay và số tiền được lãnh; số tiền huê hồng; chữ ký của Chủ nhóm và người lãnh, người giám sát (nếu có).

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

NGẪU HỨNG CHIỀU THU



Lại thêm một bận dỗi hờn
Cho lòng ai rối như cơn mưa chiều
Nụ hồng chớm nở màu yêu
Mà sao héo hắc những chiều buồn tênh
---------
Ngẫu hứng chiều thu 04-10-2015

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CAND 19 THÁNG 08


Bồi hồi nhớ lại thuở xưa
Anh em đồng chí muối dưa một thời
Bên nhau chung một nghiệp đời
Vì dân phục vụ ngời ngời sáng trong. 
---------------- 

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

KHÔNG NÊN QUI ĐỊNH PHẠT TIỀN LÀ HÌNH PHẠT CHÍNH (Bài viết)



Ngày 12-08-2015, Cổng thông tin điện từ của Chính phủ tiếp tục đăng bài viết thứ 3 của Đoàn Công Thiện trong mục góp ý Dự thảo sữa đổi Bộ luật hình sự, mời các bạn xem toàn văn dưới đây.
-------------------
KHÔNG NÊN QUI ĐỊNH PHẠT TIỀN LÀ HÌNH PHẠT CHÍNH
14:35, 12/08/2015
(Chinhphu.vn) – Nếu duy trì phạt tiền là hình phạt chính, khi áp dụng, nó sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của những người không phải là người phạm tội. Đây là vấn đề nên được xem xét trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.


Bộ luật hình sự đầu tiên ban hành năm 1985, hình thức phạt tiền đã được đưa vào với tư cách là một loại hình phạt và tiếp tục được qui định trong các lần sửa đổi tiếp theo sau này. Hình phạt tiền được qui định thành hình phạt chính và hình phạt bổ sung, chủ yếu áp dụng cho các tội danh phát sinh từ trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm  khác. Về mặt thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng trong nhiều vụ án đem lại những hiệu quả nhất định trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Nghiên cứu nguồn gốc từ xa xưa cho thấy: bản chất của hình phạt mà các nhà nước phong kiến đặt ra là dùng các biện pháp cơ học tác động nhằm vào thân thể (làm chết, gây thương tích, gây đau đớn) và tước quyền tự do cá nhân của người bị qui kết phạm tội. Khi xã hội phát triển tiến bộ, các hình phạt nhằm vào thân thể con người được giảm đi hoặc được thay thế bằng các hình thức khác phù hợp hơn trong đó có phạt tiền.

Phân tích nội dung khái niệm hình phạt (điều 30 sữa đổi, điều 26 Luật cũ) cho thấy phạt tiền không thể xem “là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất” bởi lẽ nó chỉ tác động vào lợi ích vật chất có ý nghĩa tước đoạt giá trị tài sản (giá trị này vẫn tái tạo được), nhưng không hạn chế đến quyền tự do cá nhân, một quyền đương nhiên mà con người được hưởng, điều này cho thấy tính trừng trị, tính răng đe không cao.

Mặt khác cần phải xem xét đến, đó là: nếu duy trì phạt tiền là hình phạt chính, khi áp dụng, nó sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của những người không phải là người phạm tội. Ta lấy tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (điều 134 sửa đổi) làm ví dụ.

Theo điều luật nói trên thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng. Nếu người phạm tội là thành viên trong một gia đình thì rõ ràng số tiền bị phạt sẽ là gánh nặng cho gia đình, trong khi những thành viên khác không hề có lỗi. Hoặc phạt tiền đối với Pháp nhân cũng vậy: nếu Pháp nhân là một Doanh nghiệp cổ phần, thì việc phạt tiền sẽ tác động đến quyền lợi của các cổ đông, là những người không tham gia điều hành doanh nghiệp, không có lỗi khi Pháp nhân phạm tội (vấn đề pháp nhân phạm tội, người viết sẽ có bài riêng).

Từ những điều phân tích trên đây, thiết nghĩ: vấn đề phạt tiền chỉ nên giữ lại làm hình phạt bổ sung, bỏ qui định hình phạt chính là phạt tiền và đưa vào Bộ luật với tư cách là biện pháp thay thế cho một số loại tội phạm như: nộp tiền thay thế cho một số tội danh thuộc loại vô ý phạm tội, hay nộp tiền thay cho thời gian cải tạo tập trung hoặc cải tại tại chỗ (xem bài tiếp theo về biện pháp thay thế).

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

GÓP DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM



(Bài viết đã được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ ngày 07-08-2015)


SỰ NGHỊCH LÝ GIỮA PHÂN LOẠI TỘI PHẠM

VỚI CÁC TỘI DANH TRONG DỰ THẢO BLHSSĐ

-------------------

                                                                

                                                                      Luật sư Đoàn Công Thiện

                                                               (Chủ nhiệm Đoàn luật sư Kiên Giang)

Vấn đề phân loại tội phạm được sửa đổi qui định thành một điều riêng biệt (điều 9) trong Dự thảo Bộ luật hình sự mới. Nội dung phân loại tội phạm cũng được phân chia thành bốn loại như Luật cũ (Tội phạm ít nghiêm trọng; Tội phạm nghiêm trọng; Tội phạm rất nghiêm trọng và Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng), nhưng cách diễn giải lại khác với Bộ luật hình sự hiện hành.

Cụ thể như sau:

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Nội dung phân loại tội phạm trong Dự thảo Luật sửa đổi có sự khác biệt với khoản 3, điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành ở chỗ: điều luật hiện hành lấy mức thời gian qui định phạt tù tối đa làm căn cứ xác định cho mỗi loại tội phạm, còn ở điều 9 (khoản 2, khoản 3 và khoản 4) Dự thảo Luật sửa đổi qui định mỗi loại tội phạm được giới hạn bởi mức phạt tù tối thiểu đến mức phạt tù tối đa để làm căn cứ xác định.

Đối chiếu với các điều luật trong các tội phạm cụ thể ở phần hai (từ chương XIII đến chương XXVI), cho thấy có sự nghịch lý về mặt lô gic học, nhiều tội danh qui định mức phạt tù vượt ra ngoài giới hạn thời gian phạt tù được qui định trong khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều 9 Dự thảo sửa đổi.

Qua ba ví dụ sau đây ta sẽ thấy rõ sự nghịch lý nói trên.

Ví dụ thứ nhất. Tại khoản 1 điều 138, Dự thảo qui định hình phạt cho tội vô ý làm chết người:

Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Qui định trên cho thấy, mức tối thiểu nằm trong giới hạn tội ít nghiên trọng (đến 3 năm tù), mức tối đa nằm trong giới hạn tội nghiêm trọng (từ trên 03 năm đến 07 năm tù), vậy tôi này năm trong loại nào?

Ví dụ thứ hai. Tại khoản 1 điều 118, qui định hình phạt cho tội phá rối an ninh:

Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 109 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

Nếu lấy mức tôi đa để xác định là tội rất nghiêm trọng (đến 15 năm tù) thì đã thỏa mãn khoản 3 điều 9 như dự thảo (tức là tội phạm rất nghiêm trọng), nhưng với mức thấp nhất là 5 năm tù, thấp hơn mức tối thiểu trên 07 năm lại nằm trong khoản 2 điều 9 (tức là tội phạm nghiêm trọng).

Ví dụ thứ ba. Tại khoản 1 điều 108, qui định hình phạt cho tội phản Quốc:

Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đây là loại Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì có hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, mức thấp nhất ghi trong điều luật lại là 12 năm, thấp hơn mức tối thiểu trên 15 năm, qui định tại khoản 4 điều 9 trong Dự thảo (tức là tội này vừa là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại vừa là tội phạm rất nghiêm trọng).

Qua 3 ví dụ trên đây cho thấy: nội dung diễn giải về phân loại tội phạm tại điều 9 không thống nhất với qui định hình phạt trong nhiều tội danh ở phần các tội phạm cụ thể, đây là điều nghịch lý trong xây dựng qui phạm pháp luật cần phải xem xét.