Translate

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

THÁNH ĐƯỜNG TẮC SẬY

        Từ Cân Thơ xuôi theo Quốc lộ 1A, còn cách thành phố Cà Mau chừng 30 cây số, bạn sẽ bắt gặp một khu phức hợp kiến trúc nổi bật với những công trình mang tính tôn giáo độc đáo. Đó là Thánh đường Tắc Sậy, một địa điểm hành đạo của những người Công Giáo. 
       Nơi đây còn là khu tham quan, thu hút rất nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng.
(Những bức ảnh chụp ngày 23-08-2017)















 






Những bức ảnh chụp ngày 229-10-2017











THỜI XA XƯA (ảnh chụp lại)

      Ai cũng có một thời để nhớ. Một thời của Thiên Tân là cả một quá khứ với biết bao ký ức khốc liệt trong chiến tranh nhưng thấm đẫm tình đồng đội, tình Dân và những sự kiện phong phú trong thời bao cấp. Những hình hình ảnh còn lưu lại sau đây nói lên phần nào điều đó 
------------------------------


Ảnh trên: Một Huyện đội phó, một Phó Công an huyện. Với Huỳnh Sinh, Huyện đội phó huyện đội Gò Quao trong thời bao cấp
Ảnh dưới: Ảnh chụp khoản năm 1973 ở Cái Trăm huyện Kế Sách (Lúc đó làm phụ đạo lớp Y tá do Quân y Trung đoàn mở)

Với đồng đội. Anh chụp năm 1976


Hạnh phúc gia đình

Lúc mới chuyển sang Công an năm 1980, chưa phong quân hàm

Ba cha con tại Nghĩa trang liệt sĩ Đà Lạt

 Dẫn đầu đoàn diễu hành của lực lượng Công an tại lễ kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng 30 tháng 4 ở Gò Quao (Lúc làm Phó trưởng Công an huyện)

Làm Chủ tọa một phiên tòa hình sự lưu động (Lúc làm Chánh an Tòa án huyện)

Với hai chiến sĩ Cảnh sát Lương và Đường

Phát biểu tai một cuộc họp

Trên bãi biển khu du lịch Hòn Chông Kiên Lương Kiên Giang (phía sau là hòn Phụ Tử lúc đó chưa bị gảy ngã)

Cảnh sát áo vàng thời bấy giờ (ảnh chụp khoản năm 80. 81 lúc mới chuyển sang Công an)

Tuổi 22

BỬU SƠN KỲ HƯƠNG SÓC TRĂNG

       Bửu Sơn Kỳ Hương còn gọi là chùa Đất Sét, bởi các hình tượng trong chùa được làm bằng đất không nung khá độc đáo. Ngoài ra trong chùa còn có những cột đèn cầy rất to, cò thể cháy đến hằng trăm năm. Chùa là một địa điểm tham quan rất lý thú.
(Những bức ảnh chụp ngày 22-08-2017)




  


 





 



 

KÊNH MIỄU HỘI

        Năm 1973, Đại đội DKZ 75 (C7), của Trung đoàn 1 U Minh QK9 về đóng tại kênh Miễu Hội (Kênh Ngang Phụng Hiệp Hậu Giang ngày nay). Có một sự kiện mà đến bây giờ Thiên Tân vẫn nhớ mãi. Đó là chuyện ăn cắp gạo cho dân. 
       Truyện thế này:
      Năm đó Đại đội chúng tôi về đóng quân ở đây. Lúc đó có một gia đình người Khơ Me, ông tên Suỗl rất đông con, ngày ngày thấy vợ chồng ông cùng các con đi đào củ bông sùng về lột ra nấu chào với gạo ăn. Thấy vậy anh Nguyễn (là Trung đội trưởng) rủ Thiên Tân ăn cắp gạo ở Văn phòng Đại đội đem đi cho. Lợi dụng lúc các cán bộ Đại đội đi vắng, Thiên Tân với anh Nguyễn sớt nửa bao gạo đưa xuống xuồng đem đến cho ông. Nhận bao gạo mà ông khóc ròng và hết lời cảm ơn chúng tôi. Lúc đó chúng tôi cảm thấy rất thương ông. Sau đó không lâu chúng tôi chuyển địa bàn hoạt động và không có dịp nào trở lại nơi ấy.
      Ngày 22 tháng 08 (2017) vừa qua, Thiên Tân trở lại nơi này. Sau 44 năm, Miễu Hội không còn là con kinh đào, vừa hẹp, vừa cạn mà đã được nạo vét rộng và sâu hơn xưa rất nhiều. Ông Suỗl đã chết từ rất lâu, con ông cũng đã lớn và nghe nói vẫn còn nghèo. Những người dân khác, người còn người mất... 
      Có một người con gái lúc chúng tôi đóng quân nay cũng đã 61 tuổi. Cô ấy cũng chỉ nhớ có một đơn vị pháo đóng ở Miễu Hội và cô cũng đã từng quen nhưng bây giờ quá lâu, cô không còn nhớ được ai.....
      Chiến tranh đã đưa chúng tôi đến nơi này, dù thời gian rất ngắn, nhưng đã để lại tình thương cảm của những người chiến Giải Phóng Quân chúng tôi vơi dân bởi không chỉ là "cá với nước" mà bởi họ đã không ngại bom đạn chết chóc bán trụ cùng đội bom đạn với Bộ đội. 
     Anh Nguyễn đã hy sinh trong một trận đánh sau đó ít lâu, giờ trở lại Miễu Hội, Thiên Tân cảm thấy bồi hồi xúc động đến nao lòng.
      Thiên Tân ghi lại đôi dòng này, để lưu lại một kỷ niệm của một thời kháng chiến.
----------------------------------
(Những bức ảnh chụp khu vực kinh Miễu Hội và kinh xáng Kinh Ngang thuộc huyện Phụng Hiệp Hậu Giang ngày 22-08-2017)