Ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang, có một khu trưng bày các phương tiện chiến tranh với tấm biển đề: "Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Chiến Thắng Chương Thiện".
Có thể nói nơi đây là một bảo tàng "Chiến Thắng Chương Thiện" thì đúng hơn, bởi lẽ: tại vị trí này không phải là nơi sảy ra những trận đánh của quân ta với địch. Trong chiến tranh, nơi đây là căn cứ của quân Ngụy Sài Gòn, nơi xuất phát các cuộc hành quân của đối phương vào vùng do ta kiểm soát sau hiệp định Pari có hiệu lực. Với hơn 75 lượt Tiểu đoàn, chúng đã hành quân vào địa bàn huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp nhưng đã bị quân ta đánh bại.
Trong cuốn Lịch Sử Trung Đoàn Bộ Binh 1 Sư Đoàn 330 Quân Khu 9 (NXB QĐND 2013), từ trang 104 đến trang 124, đã mô tả các trận đánh của Trung đoàn trên địa bàn này cho thấy: Trung đòa 1 U Minh QK9 là lực lượng chủ yếu đánh thắng 75 lượt Tiều đoàn của đối phương để giữ và mở rộng vùng kiểm soát. Điều đáng tiếc không thấy có hiện vật nào của Bộ đội ta được trưng bày tại đây. Có một vài loại như Cối 120mm, Cối 82mm; DKZ 75 ly, DKZ 82 ly; súng cao xạ 12,8 ly, nhưng không thấy chú dẫn là của ta hay của quân đối phương. Những phương tiện khác như máy bay, xe cơ giới, Pháo đều là của quân đội Sài Gòn.
Có thể nói nơi đây là một bảo tàng "Chiến Thắng Chương Thiện" thì đúng hơn, bởi lẽ: tại vị trí này không phải là nơi sảy ra những trận đánh của quân ta với địch. Trong chiến tranh, nơi đây là căn cứ của quân Ngụy Sài Gòn, nơi xuất phát các cuộc hành quân của đối phương vào vùng do ta kiểm soát sau hiệp định Pari có hiệu lực. Với hơn 75 lượt Tiểu đoàn, chúng đã hành quân vào địa bàn huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp nhưng đã bị quân ta đánh bại.
Trong cuốn Lịch Sử Trung Đoàn Bộ Binh 1 Sư Đoàn 330 Quân Khu 9 (NXB QĐND 2013), từ trang 104 đến trang 124, đã mô tả các trận đánh của Trung đoàn trên địa bàn này cho thấy: Trung đòa 1 U Minh QK9 là lực lượng chủ yếu đánh thắng 75 lượt Tiều đoàn của đối phương để giữ và mở rộng vùng kiểm soát. Điều đáng tiếc không thấy có hiện vật nào của Bộ đội ta được trưng bày tại đây. Có một vài loại như Cối 120mm, Cối 82mm; DKZ 75 ly, DKZ 82 ly; súng cao xạ 12,8 ly, nhưng không thấy chú dẫn là của ta hay của quân đối phương. Những phương tiện khác như máy bay, xe cơ giới, Pháo đều là của quân đội Sài Gòn.
Còn một điều nữa cần phải nói, đó là Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Lẽ ra Bia phải được dựng ở nơi trung tâm, để nói lên sự trân trọng với những người đã làm nên "Chiến Thắng Chương Thiện".... Thế nhưng người ta lại đặt ở ngoài rìa trong khuôn viên (từ cổng vào phía tay phải sát tường rào) và rất mờ nhạt bởi hình khối đơn điệu của nó.
(Ảnh chụp ngày 28-08-2017)