Translate

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

QUÊ XÉP (Thơ)

Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Xép Nhỏ, con sông lặng lẽ đưa nước lớn ròng theo chim Bìm bịp kêu quyện trong tiếng gió xạc xào của lá Dừa  nước, đêm ngày tấu lên âm hưởng của khúc nhạc đồng quê muôn thuỡ.  Nơi đó, Ngoại và Mẹ tôi đã chắt chiu từng giọt sữa hạt cơm, nuôi tôi lớn lên theo năm tháng . . . Rồi chiến tranh đến, đất Xép nhẫm gót giầy quân xâm lược, để lại Ngoại già Mẹ yếu bên dòng sông Xép nhỏ, tôi lên đường cầm súng, hòa mình trong Đoàn quân giải phóng quê hương . . . Trên những nẻo đường đánh giặc, tôi lại gặp biết bao bà Mẹ như chính Mẹ của mình, đã chăm chút cho chúng tôi những bửa cơm đạm bạc thời chiến, vá áo cho chúng tôi những đường chỉ nghĩa tình.

Cảm xúc từ hình tượng Ngoại Mẹ tôi và bao bà Mẹ mà tôi đã gặp, từ dòng sông Xép thân yêu, bài thơ Quê Xép ra đời. Bài thơ được in trên một số ấn phẩm, tên bài thơ được lấy làm tựa đề cho một tập thơ của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Mũi Cà Mau và Hội văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang xuất bản năm 2005.

Thiên Tân xin giới thiệu đến các bạn.
(Sông Xép)
                            QUÊ XÉP                                              
        Đoàn Công Thiện      
 (Thương nhớ Ngoại, Mẹ tôi)

                          Sao anh không về thăm quê Xép?                
                          Vườn đã xanh, cây khép tán lâu rồi.
                          Vàm sông cạn, con đò cơi ngoài bãi.
                          Chim Bìm bịp kêu gọi nước dâng đầy.
                          Quê Xép mình, thời ấy chiến tranh.
                          Chất độc Mỹ hủy màu xanh của đất.
                          Đường ngang dọc, nhẩm gót giầy quân giặc.
                          Bom pháo cày tan nát xóm thôn.
                          Có những hôm lính đến xóm Cồn.
                          Chúng bắt mẹ về đồn tra xét.
                          Vì cái tội: mẹ đưa quân qua Xép.
                          Phải đút lót tiền, “Xếp” bót mới cho ra.
                          Nhớ hôm công đồn ở trên ngã ba.
                          Đêm thao thức, mẹ vào ra đâu ngủ được.
                          Thắng trận, các anh về không đủ mặt.
                          Lòng mẹ quặn đau như thắt, như vò.
                          Anh có về, hãy ghé qua Xép nhỏ.
                          Mẹ đi xa, cỏ đã xanh mồ.
                          Khói hương trầm mờ ô cửa sổ.
                          Ai ca điệu ru buồn, bài dạ cổ hoài lan.
                          Ngoài kia hoa cúc gọi xuân sang.
                          Nhà vắng mẹ, chẳng ai bàn việc tết.
                          Nhìn chuối chín, nhớ đòn bánh tét.
                          Lúc ở rừng, mẹ hong bếp chờ anh.
                          Điện chưa về, xóm nhỏ quạnh tanh.
                          Đêm tháng chạp rơi nhanh ngoài ngõ.
                          Cây Bần nhớ ai thu mình vò võ.
                          Đom đóm lập lòe, soi không tỏ đêm đông.
                          Xin nhắn cùng cùng ai từng qua vàm sông.
                          Con đò còn đó, bến sông trong.
                          Tháng năm dầu dãi cùng lữ khách.
                          Làm nhịp cầu son vạch giữa dòng.
             ---------------
 Rước dâu bằng võ Lãi trên sông Xép.
 

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

BERLIN MÙA THU VÀNG (Ký sự ảnh 5)

BERLIN - MÙA THU VÀNG (5)


     Khi hoàng đạo mặt trời dịch chuyển về phía nam bán cầu thì không khí từ phương bắc tràn về bao phủ một màu vàng óng ánh trên mỗi vòm cây cổ thụ và gieo cái lạnh hanh hao bao trùm lên thành phố Berlin thơ mộng của nước Đức.

          Với tôi, đây là lần thứ hai trong đời được ngắm nhìn vẻ đẹp kỳ dịu của phong cảnh. Lần thứ nhất vào năm 1966, máy bay Mỹ rải chất hóa học diệt cỏ ở quê tôi. Trước khi trút lá, những vườn cây xanh thẩm bổng biến thành một tấm thảm vàng rực bao phủ cả một vùng rộng lớn trên tuyến sống Cái lớn thuộc huyện Gò Quao (Kiên Giang).

          Màu vàng ấy đã đi vào ký ức tuổi thơ và đeo bám với tôi trong suốt cuộc chiến tranh khốc liệt. Hôm nay, sau 45 năm, tôi lại được chiêm ngưỡng cái màu vàng tuyệt dịu ấy, nhưng nó không còn là màu của sự hủy diệt, mà là màu của sức sống hòa bình đang ngự trị trên một quốc gia giàu có ở cực bắc xa xôi này. Trong tôi hôm nay cũng không còn ám ảnh cái màu chết chóc tang thương của những năm bom gầm đạn rú; màu vàng ấy đã khơi dậy một niềm tin của tình hữu nghị giửa các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên trái đất này.
------------------------------------------
Ký sự ảnh. Nhân chuyến công tác tại Berlin tháng 11 năm 2010.

DI TÍCH
----- 
 Bức tường Berlin, đã từng ngăn cách thành phố Berlin thành Đông Berlin và Tây Berlin, chia cắt nước Đức ra thành Đông Đức và Tây Đức
 


Quãng trương trung tâm Berlin.
Trụ sở cơ quan Tòa án ở Berlin
Những khối Bê Tông người Đức xây dựng để tưởng niệm những người Do Thái bị Đức quốc xã thảm sát trong chiến tranh.
Trụ sở Đại sứ quán Hoa Kỳ
  
TRỤ SỞ QUỐC HỘI ĐỨC
----------

Bên hông Tòa nhà Quốc hội Đức
Bên trong hành lan Tòa nhà
Mô hình tòa nhà Quốc hội

Khi xây dựng lại Tòa nhà Quốc hội Đức, người ta vẫn giữ bức tường có bút tích của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô khi đánh chiếm tòa nhà.


Hội trường, nơi các Nghị sĩ Quốc hội họp.

Tầng trên cùng tòa nhà Quốc hội



(còn nửa)


Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

HỌP MẶT CCB C QUÂN Y TRUNG ĐOÀN 1 (Sự kiện)

HỌP MẶT CCB ĐẠI ĐỘI QUÂN Y TRUNG ĐOÀN 1 - U MINH QK9
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và giúp nhân dân Camphuchia  thoát khỏi họa diệt chũng, Đại đội Quân y Trung đoàn 1 U Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, vừa chiến đấu vừa cứu chữa Thương binh, được toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong Trung đoàn tin yêu.
Với những thành tích vẽ vang trong hai cuộc chiến tranh (Cuộc chiến tranh chống Mỹ và cuộc chiến tranh chống chế độ diệt chũng Pôn Pốt giúp bạn), Đại đội Quân y Trung đoàn 1 - U Minh, vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
Ngày 14 tháng 12 (2013) tại nhà anh Lâm Ngọc Ẩn (CCB Đại đội Quân ý Trung đoàn 1 U Minh) ở thành phố Sóc Trăng, được tài trợ của nhiều Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và sự chủ trì của anh Phan Trung Kiên (nguyên là Đại đội trưởng Đại đội Quân y, anh hùng lực lượng vũ trang), các CCB của Đại đội đã có buổi họp mặt cảm động và đầy ý nghĩa.
Thiên Tân giới thiệu toàn văn bài phát biểu do anh Nguyễn Công Bằng (nguyên là Đại đội trưởng Đại đội Quân y thời đánh Mỹ) trình bày và một số hình ảnh buổi họp mặt nói trên.
        Hôm nay là ngày 14/12/2013, chúng ta tập hợp về đây nhằm ôn lại những năm tháng đã qua, đồng thời để thăm hỏi, động viên nhau trong những năm sắp tới.
       Thay mặt những đồng chí lãnh đạo CQY Trung đoàn 1 ngày xưa, tôi xin điểm qua những thành tích nỗi bật mà các đồng chí có mặt hôm nay cũng đã đóng góp công sức, máu xương để lập nên những thành tích đó.
        Đội phẫu thuật Trung đoàn 1 được thành lập đồng thời với Trung đoàn (ngày 23/09/1963), với buổi đầu chỉ có 02 Y sỹ và 05 Y tá, số còn lại là Hộ lý và các đồng chí không có chuyên môn. Từ buổi đầu thành lập, Ban chỉ huy Trung đoàn hết sức quan tâm xây dựng CQY lớn mạnh hơn để đủ sức phục vụ cho 02 Tiểu đoàn bộ binh lúc đó. Chỉ chưa đầy 01 tháng thành lập, Trung đoàn điều về thêm 02 Y sỹ và 04 Y tá để chuẩn bị tách đội phẫu thuật thứ hai cơ động theo địa bàn của 02 Tiểu đoàn bộ binh lúc đó, vừa xây dựng tổ chức, vừa huấn luyện tại chổ, vừa phục vụ thương binh, vừa sẳn sàng chiến đấu. 
Anh Nguyễn Công Bằng, nguyên Đại đội trưởng phát biểu với các CCB
Cũng trong thời gian này, CQY đã lập được thành tích vẻ vang (lần đầu tiên Trung đoàn đánh bại chiến thuật “Trực thăng vận” của Mỹ Ngụy, cũng là lần đầu tiên CQY trực tiếp đánh địch). Địch đổ quân ngay đội hình của CQY, không thể chờ chi viện vì địch đổ quân nhiều nơi, CQY Trung đoàn 1 vừa lo giải quyết thương binh, vừa tổ chức đánh địch, suốt một ngày chống càn CQY đã đẩy lùi bốn đợt xung phong của địch, làm thiệt hại gần một tiểu đoàn địch, đây là trận mở màn ác liệt nhất của CQY chúng ta.
Càng chiến đấu càng trưởng thành, CQY đã thành lập thêm một đội phẫu thuật thứ hai. Mặc dù dụng cụ, thuốc men, băng gạc đều thiếu kể cả cán bộ chuyên môn, nhưng CQY luôn khắc phục mọi khó khăn, thiếu thuốc thì cử cán bộ đi lãnh ở cấp trên, đồng thời quan hệ với đơn vị bộ binh lấy túi cấp cứu của giặc; tổ chức đi hái dừa để làm dịch truyền; thiếu dụng cụ thì tự chế (điều này thì chắc tất cả các đồng chí đều biết anh Tám Nhị mài kim hỏa M16 để đục vết thương sọ não); thiếu băng gạc thì tổ chức mua vải mùng, vải tám về làm, giặt hấp băng gạc cũ; thiếu cán bộ chuyên môn thì tổ chức lớp học chuyên môn tại chỗ, có những đồng chí học qua lớp y tá tại đơn vị chỉ có 45 ngày nhưng đã làm rất tốt nhiệm vụ được phân công lúc đó.
Khắc phục được những khó khăn nói trên cũng là một thành tích rất lớn của CQY ngày ấy. Cùng với sự lớn mạnh của trung đoàn CQY cũng dần dần lớn mạnh, mặc dù có nhiều đồng chí đã hy sinh như: đồng chí Mười Văn, Mười Quắn, Tư Hùng, Chín Cát …. nhưng đến cuối năm 1972, CQY Trung đoàn đã có 4 đội phẫu thuật với 15 y sĩ và 50 y tá. Cũng trong năm này chúng ta đã bị B52 bỏ trúng 1 đội phẫu thuật, hy sinh 2 y sĩ và nhiều đồng chí khác bị thương. Sở dĩ tôi nhắc lại những điều này là để nhấn mạnh sự ác liệt gian lao của những người chiến sĩ quân y thời chiến; đồng thời cũng là để chúng ta dành 1 phút tưởng nhớ đến những người đồng đội năm xưa, mà hôm nay đây chúng ta không bao giờ còn gặp mặt.
 KHÔNG QUÊN ĐỒNG ĐỘI ĐÃ NGÃ XUỐNG HÔM QUA
          Trong suốt những năm đánh Mỹ và cả những năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, CQY luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà trung đoàn giao cho, vừa đánh địch vừa phẫu thuật thương binh, vừa tổ chức nuôi thương binh tại đội phẫu (vì giặc ngăn đường không đưa về trạm xá được) như các đồng chí biết; thời chiến mọi thứ đều thiếu thốn và phải tự tìm thực phẩm, cấp trên chỉ cấp gạo còn rau, cá phải tự tìm. Lo bữa ăn cho đơn vị đã khó mà còn phải lo ăn cho hàng chục thương binh thì sẽ khó đến mức nào? Ấy vậy mà CQY đã vượt được mọi khó khăn, nhất là năm Tổng tấn công Mậu Thân 1968 và những năm sau đó, giặc phản kích ác liệt, CQY phải tự tổ chức đánh địch để bảo vệ thương binh, phấn đấu không để thương binh bị thương hai lần, các đồng chí có mặt hôm nay chắc còn nhớ câu nói truyền miệng của các đồng chí bộ binh thời chống Mỹ “Dù bị thương nặng đến đâu khi về tới đội phẫu là chắc chắn sống”. Để có được sự tin tưởng của đồng đội như vậy tập thể CQY từ cán bộ, chiến sĩ đều phấn đấu hết mình.
           Còn nhiều nữa những trận đánh, những thành tích mà tập thể và cá nhân trong CQY ngày xưa đã lập nên mà trong buổi họp mặt hôm nay tôi không thể nào kể hết được. Hiện nay CQY đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và trong CQY chúng ta đã có 3 đồng chí được tuyên dương Anh hùng, điều này nói lên thành tích vô cùng to lớn của CQY Trung đoàn 1.
          Hôm nay đây đã 50 năm từ khi thành lập, các đồng chí có mặt hôm nay đa số đã trở về cuộc sống đời thường, nhưng nhìn lại chặng đường gian khổ ngày xưa, chúng ta rất đỗi tự hào, một người lính quân y đầu trần, chân đất, vừa chiến đấu vừa phục vụ chiến đấu, vừa phải học tập không ngừng rèn luyện chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ được giao, và tất cả chúng ta có mặt hôm nay có quyền tự hào với những thành tích to lớn mà chúng ta đã góp sức góp công làm được, và mong rằng thế hệ kế thừa hôm nay và mai sau sẽ giữ vững được truyền thống đó.
           Kính thưa các đồng chí! Những thành tích cụ thể của CQY chúng ta đã được nghe tổng kết ở 2 cuộc lễ nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang của CQY Trung đoàn 1 tại Chi Lăng và tại Vị Thanh, hôm nay thay mặt các đồng chí lãnh đạo CQY Trung đoàn 1 ngày xưa tôi chỉ xin sơ lược một số nét lớn của quá trình thành lập và trưởng thành của CQY Trung đoàn 1 như trên, nhân dịp kỉ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Tết Nguyên Đán sắp tới thay mặt những đồng chí lãnh đạo CQY ngày xưa tôi xin chúc tất cả các đồng chí và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và mãi mãi sống xứng đáng là người cựu chiến binh CQY Trung đoàn 1 anh hùng.
------------------------------------------
Vẫn trong trẻo những lời ca, vẫn uyển chuyển trong  điệu múa của các cựu diễn viên văn công Sóc Trăng của một thời kháng chiến.















 













 
 
CHUNG RƯỢU THẤM ĐƯỢM NGHĨA TÌNH 

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

LỮ ĐOÀN PHÁO BINH 6 QK9 (Ký sự ảnh)

Ngày 23-11-2013, Lữ đoàn pháo binh 6, QK9 tổ chứ lễ kỷ niệm 50 mươi năm ngày thành lập. Có mặt trong nhóm Cựu chiến binh của Lữ đoàn ở Kiên Giang, ĐCT ghi lại một số hình ảnh ngày họp mặt nói trên và những hình ảnh trong các lần họp mặt trước đó để các bạn cùng xem.
Cũng xin nói thêm để các bạn hiểu vì sao ĐCT lại là CCB của Lữ đoàn? Ngày 3 tháng 5 năm 1968, ĐCT cùng một người bạn trốn cơ quan vào Bộ đội là đơn vị súng máy cao xạ 12,7 ly trực thuộc Tiểu đoàn 2311 (Tiền thân của Lữ đoàn pháo binh 6), đến khoản đầu năm 1970, Quân khu điều Đại đội súng máy cao xạ 12,7 ly từ Tiểu đoàn 2311 sang biên chế cho Trung đoàn 1 U Minh. Đó là lý do ĐCT có mặt trong lực lượng CCB của Lữ đoàn.
NIỀM VUI GẶP LẠI ĐỒNG ĐỘI NĂM XƯA






ĐOÀN NGHỆ THUẬT QUÂN KHU 9 CÙNG CÁC NHÓM NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ 









CÁC CỰU CHIẾN BINH CHỤP ẢNH LƯU NIỆM
Thiếu tướng Trần Văn Niên, nguyên Lữ đoàn trưởng, nguyên Phó tư lệnh QK9, chụp ảnh cùng các CCB (ảnh dưới)





LY RƯỢU CHUNG VUI NGÀY HỌP MẶT

Trung tướng Phạm Hồng Lợi, nguyên Phó tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu QĐND VN, đã từng là chiến sĩ và Đại đội trưởng Đại đội súng máy cao xạ 12.7 ly, cùng các CCB của Đại đội (ảnh dưới).

KHÔNG GIAN XANH, SẠCH, ĐẸP


Xe phát sóng di động của Đài truyền hình An Giang truyền hình trực tiếp buổi lễ
CÁC CCB XEM LẠI MỘT SỐ KHẨU SÚNG ĐÃ SỬ DỤNG TRƯỚC ĐÂY
Anh Nguyễn Thành Do và anh Nguyễn Văn Cữu (ảnh ngồi) đã từng là chiến sĩ và là Chính trị viên Đại đội súng máy cao xạ 12.7 ly, đang xem lại phần thân của súng tại nhà trưng bày của Lữ đoàn.
 
VŨ KHÍ HÔM NAY (Chụp lại từ ảnh trưng bày)