Translate

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

VIẾT Ở HÒN SƠN

                    Trưa bên cảng
                    Tiếng còi nghe vang vọng.
                    Ngàn trùng khơi
                    Biển lay sóng đại dương.
                    Con tàu đi
                    Dù muôn vạn nẻo đường
                    Vẫn một hướng
                    Xuôi về nơi bến cũ.
                     ----------

Hòn Sơn Rái, Kiên Hải, Kiên Giang trưa ngày 25-09-2018.



Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

MỘT TRẬN ĐÁNH Ở U MINH

Ảnh trên: Những người đã tham gia trận đánh. Trong đó có anh Phạm Hồng Lợi (Người ngồi đầu bên trái) sau này là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng (hiên anh đã nghỉ hưu sống ở Cần Thơ)
MỘT TRẬN ĐÁNH Ở U MINH (*)
--------------
                                                          Đoàn Công Thiện
Cách nay 49 năm, vào đêm 5 rạng 6 tháng 11 năm 1969, tại thị trấn Thứ Mười Một thuộc huyện An Minh Kiên Giang ngày nay, đã diễn ra một trận tập kích váo Quân đối phương của Quân Giải Phóng miền Tây Nam bộ.
Thứ Mười Một là nơi Quân đối phương đặt Sở Chỉ huy Lữ đoàn B Thủy Quân Lục Chiến, thuộc lực lượng tinh nhuệ cấp Trung ương, được tăng cường từ Sài Gòn xuống vùng 4 Chiến thuật, nhằm thực hiện chiến dịch “Nhổ Cỏ U Minh” (Theo cách gọi của đối phương). Tại thời điểm diễn ra trận đánh,  ở căn cứ này có khoản trên dưới 700 quân, gần 10 tàu chiến (có 1 Tiểu pháo hạm) và 6 khẩu pháo (có 1 khẩu 155 ly). Đây là nơi có mật độ quân tương đối đông, phương tiện chiến tranh tập trung.
Đơn vị chúng tôi (Đại đội cao xạ 12 ly 7 Tiểu đoàn 2311 QK9), được cấp trên điều động phối thuộc cho Trung đoàn 1 U Minh tham gia trận đánh này.
Đối với những người Chiến sĩ chúng tôi, khát vọng giải phóng quê hương, giải phóng đất nước như một ngọn lửa luôn âm ỉ cháy và bùng lên mãnh liệt khi cơ hội đến. Chính vì vậy, khi biết mình được trực tiếp tham gia trận đánh, ai cũng náo nức, hâm hở với một tâm trạng lạ thường. Không ai bảo ai, mỗi người đều lo phần việc của mình, tất cả đều sẵn sàng với một quyết tâm chiến thắng.
Khoản 5 giờ chiều chúng tôi có lệnh xuất phát. Con đường hành quân vượt qua bao làng xóm xơ xác, tiêu điều bới bom pháo của đối phương trút xuống; Những ngôi nhà hoang vắng, không chủ nằm dọc theo bờ kênh . . . gợi lên trong chúng tôi một nỗi đau day dứt . . .
Trời xẩm tối, chúng tôi đến ngã tư Rọ Ghe, rồi quẹo lên ngọn kênh. Rừng U Minh mịt mù trong đêm tối; Sao trời nhấp nháy, ánh sáng yếu ớt hắt xuống không soi rõ đường hành quân; Xuồng sau bám theo xuồng trước, cứ thế lần trong lung cạn mà đi. Khoản 24 giờ chúng tôi đến ngoại vi căn cứ đối phương, đơn vị chia nhau về vị trí đã định. Tôi là Y tá, được phân công đi theo Khẩu đội có nhiệm vụ iễm trợ cho Pháo DKZ bắn trực xạ vào mục tiêu đối phương.
Mươn cạn, xuồng phải nhích dần, vào sâu bên trong chừng 200m, chúng tôi lên bờ đào Công sự phòng không. Lúc này một đơn vị của Tiểu đoàn 307 cũng bỏ xuồng lên bộ đi vào trong. Đào xong công sự, chúng tôi chuyển súng đạn lên vác bộ bán theo Trinh sát vào tiếp cận mục tiêu.
Sắp đến vị trí đặt súng thì bất ngờ, có hai tiếng nổ lớn phát ra từ bên kia sông xáng, hướng của Trung đoàn 2 đảm nhận, tiếp theo là mấy loạt tiều liên nổ vang, Pháo sáng của đối phương bắn lên cháy sáng rực, một lúc sau tiếng máy tàu ầm ầm phát ra cùng với tiếng người la ó nhốn nháo trong căn cứ.
Lộ là cái chắc, tôi nghĩ như vây. Chúng tôi khẩn trương tiếp cận vị trí đặt súng. Đến nơi chúng tôi đã thấy các anh Pháo DKZ đang lắp súng ngay trên nhà sàn của Dân bỏ trống và tháo vách lá để tránh cháy nhà khi bắn. Khẩu 12 ly 8 của chúng tôi cũng được anh em lắp đặt ngay trên mặt lộ, cách khẩu DKZ chừng 10 mét. Nơi chúng tôi đặt súng chỉ cách mục tiêu khoản 150m. Dưới ánh pháo sáng, chiếc Tiểu pháo hạm trắng toát, to xù, đậu choáng một khoản sông rộng, phía trên cắm hai là cờ ủ rủ không lay động (Cờ Mỹ và Cờ chính quyền Sài Gòn). Đạn đã lên nòng, tầm ngắm được cố định, tất cả chúng tôi hồi hộp chờ lệnh phát hỏa.
Một lúc sau có thông tin cho hay ta bị lộ, anh em Bộ binh đang tìm cách tiếp cận Sở Chỉ huy đối phương. Trong chiến thuật đánh tập kích, yếu tố bí mật có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Có thể nói, nó quyết định cho thành bại của trận đánh, nếu bị lộ thì khả năng thất bại và thương vong nhiều có thể sảy ra, nên chúng tôi ai cũng rất lo lắng .. .
Đến khoản hơn 2 giờ, từ phía sau cứ điểm (nơi đặt Sở Chỉ huy Trung đoàn 1 U Minh), một phát pháo hiệu màu đỏ vọt lên, lập tức các loại hỏa lực của ta, đồng loạt dội vào căn cứ đối phương trên hai bờ sông. Tiếng nổ của Binh khí hổn độn, dồn dập, không còn nghe được gì khác. Khẩu DKZ bắn ngay một quả trúng chiếc Tiểu pháo hạm, anh em reo lên rồi lắp đạn bắn tiếp. Khẩu 12 ly 8 của chúng tôi cũng nhả từng điểm xạ ngắn, những chùm đạn cắm vào tàu đối phương  vọt lên đỏ lừ . . . Cứ thế cả hai bên (DKZ và 12 ly 8) thi nhau bắn vào các mục tiêu trên sông.
Trong căn cứ của đối phương, súng tiểu liên AK, Thủ pháo, P40, P41 nổ không ngớt, ánh chớp liên tục lóe lên, súng phun lửa phóng ra những chùm lửa sáng xanh phủ lên cá nhà dã chiến, trùm lên Tàu . . . Bên kia sông, Trung đoàn 2 cũng đang phát triển đánh trên toàn tuyến, hỏa lực dội vào khu vực Pháo binh nổ dữ dội. Từ Cả Bát, Pháo của đối phương bắt đầu bắn chi viện, đạn pháo nổ khu vực Chỉ huy sở của Trung đoàn, nhưng được một lúc rồi ngưng (sau này mới biết cụm pháo đó bị Pháo của D 2311 bắn trúng).
Bị hỏa lực của ta khống chế áp đảo, chúng chỉ sử dụng được 1 khẩu 12 ly 7 và súng M 79 dây bắn lại, nhưng chỉ trong chốc lát thì bị khẩu DKZ bắn trúng vô hiệu, chỉ còn tiếng súng bộ binh và lựu đạn nổ bên trong căn cứ. Trận đánh diễn ra chừng 40 phút thì tiến súng thưa dần, chúng ta làm chủ hoàn toàn trận địa. Lúc này, có hai chiếc trực thăng từ Cần thơ bay xuống quần đảo được vài vòng, bị súng phòng không của ta bắn lên, chúng tắt đèn rồi bay đi mất.
Trời sáng dần, chúng tôi được lệnh rút về căn cứ. Trên đường rút Quân, máy bay của đối phương cũng kịp thời bay đến, quần đảo gần sát đọt Tràm, bắn loạn xạ xuống rừng, những loạt đạn đại liên cực nhanh tuông xuống chung quanh chúng tôi nước văng lên tung tóe, nhưng chúng tôi không bị phát hiện . . . Khoản 10 giờ chúng tôi về đến nơi trú quân an toàn. 
Phải nói rằng con đường tiếp cận và rút lui được các Trinh sát chọn rất độc đáo ở chỗ: Đường hành quân của Bộ đội là con Lung nước len lõi trong rừng tràm dày đặc, không có tên trên bản đồ, khiếng đối phương không thể đoán ra được đường rút của ta, mặc dù Bộ đội đi vào ban ngày, với hằng trăm con người cùng phương tiện.
Con đường ấy đã góp phần làm nên chiến thắng trong trận đánh này.
---------------------------
(*) Bài viết đã đăng trên Báo Kiên Giang số 1185 ngày 01-11-1999, được chỉnh sửa lại cho phù hợp với tư liệu lịch sử và thời gian đang bài hôm nay.
(Các ảnh dưới chụp trong cuốn Lịch sử Trung đoàn 1 U Minh, viết về trận đánh)




Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

CHIỀU

Chiều lắng đọng bên dòng Cái Lớn
Nghe hồn thơ xào xạc điệu tình quê
Vẳng đâu đây tiếng gió gọi đông về
Những điệp khúc giao mùa muôn thuở
Vẫn biết thế nhưng sao lòng bỡ ngỡ
Mỗi chiều về trên sông nước mênh mông

(Gò Quao ngày 22-10-2018)

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

BẢO TÀNG CHIẾN THẰNG B 52


Tháng 12 năm 1972, Chính quyền Mỹ liều lĩnh tập kích bằng lực lượng không quân vào Hà Nội (Ta gọi “Điện Biên Phủ Trên Không”). Trong 12 ngày đêm, Bộ đội phòng không, không quân đã bắn rơi 81 máy bay chiến đấu của đối phương, trong đó có 34 máy bay ném bom chiến lược B 52.
Thiên Tân mời các bạn xem những hình ảnh về Bảo tàng chiến thắng B 52 tại Hà Nội (Ảnh do Thiên Tân chụp trong một chuyến làm việc tại HN)














  










Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

LÍNH QUÂN Y

 Năm thằng là Lính Quân y
Đã từng nếm trải gian nguy một thời
Chiến tranh bom đạn tơi bời
Bên nhau đồng đội sống đời Chiến binh
Hôm nay trong cảnh thanh bình
Vẫn như thuở ấy nghĩa tình vẹn nguyên
-------------
(Từ phải qua: ĐCT, Võ Văn Bé, Phạm Tấn Sơn, Nguyễn Minh Chiến và Đặng Tiến Dũng. Ảnh chụp ngày 05-10-2018 tại nhà anh Nguyễn Minh Chiến, Tân Dân, Đầm Dơi, Cà Mau)
Chúng tôi đều là những người Lính Quân y thuộc Trung đoàn 1, U Minh QK9. ĐCT vá Võ Văn Bé làm Y tá cho đến ngày hòa bình xin phục viên rời khỏi Quân ngũ; Phạm Tấn Sơn là Dược tá trong chiến tranh, sau hòa bình đi học Dược sĩ về làm Hiệu trưởng trường Dược tá QK9, sau khi ra Quân tiếp tục học Dược sĩ cao cấp (Bác sĩ Dược) nhưng không theo nghề mà sang làm Phó giám đốc Sở Công nghiệp Hậu Giang cho đến ngày nghỉ hưu; Anh Nguyễn Minh Chiến, trong chiến tranh được đưa đi học Dược sĩ về phụ trách Dược chính của Trung đoàn, tham gia chiến trường Camphuchia sau đó được ra Quân về quê làm anh Nông dân vui với con tôm cây lúa; Đặng Tiến Dũng, thời đánh Mỹ làm ý tá, khi sang chiến trường Camphuchia được đi học Y sĩ về tiếp tục phục vụ trong đội phẫu thuật của Trung đoàn cho đến ngày về nước và chuyển ngành . . . Mỗi chúng tôi đều có những sự kiện vui có, buồn có đã trở thành những kỹ niệm không thể nào quên được. Có hai sự kiện xin kể các bạn xem nhé.
Chuyện thứ nhất. 
Khoản năm 1971 hoặc 1972, trên chiến trường Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay, anh Võ Văn Bé suýt chết trong trận B 52 ném bom vào khu vực đóng quân của đội Phẫu thuật tại kênh Ba Lào. Sáng hôm ấy khi phát hiện B 52 trút bom một số người hô chạy, nhưng anh Bé không chạy mà ngồi ép sát vào một công sự nổi, thì một loạt bom rơi xuống, một trái nỗ hất một khối đất chôn ép anh vào thành công sự. Có hai người nhảy xuống mương nước gần đó không bị đất đè phát hiện anh bị chôn chạy lại moi kéo anh ra, anh bị ngất một lúc sau mới tỉnh lại. Hôm đó hai người kêu anh chạy là hai anh Y sĩ (anh Chín Cát và anh Tư Lùn) đều bị chết do chạy vào đúng chỗ bom nổ, nếu anh Bé chạy theo chắc chắn cũng không thể sống được. Bây giờ anh bị điếc đặt là do trai bom ấy.
Chuyện thứ hai: 
Năm 1974, Trung đoàn về hoạt động trên chiến trường Vĩnh Trà (Trà Vinh Vĩnh Long ngày nay), bộ phận Dược đóng quân tại rạch Bần Chát, huyện Cầu Kè thuộc địa phận Trà Vinh. Không hiểu vì cớ gì mà có một bà trên 50 tuổi, ở khu vực đóng quân, có chồng con đang hoàng, lại mê muội anh bạn chúng tôi chỉ có 25 tuổi (vì tế nhị xin không nêu tên). Bà ta yêu đến mức rơi vào trạng thái hoang tưởng nặng nề (bị tâm thần). Cứ sáng hoặc chiều, bà bơi xuồng đến trước chỗ đóng quân, đậu dưới con rạch rồi gọi anh bạn tôi liên tục và thốt lên những lời yêu đương kỳ quặc, khiến anh bạn của chúng tôi phải khổ sở lánh mặt mỗi khi bà ta đến. Sau sự kiện đó chúng tôi hay trêu anh có số đào hoa nhất Việt Nam này. . .  
Hy vọng những mẫu chuyện trên, sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những người lính chúng tôi trong thời chiến.

HỒ HOA MAI

           Từ khu hành chính huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), theo con lộ nhựa đi thẳng vào rừng độ chừng 10 cây số, bạn sẽ đến hồ Hoa Mai, nằm ngay trung tâm khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia U Minh Thượng. 
     Hồ Hoa Mai xưa kia là khu vực phát quang từ một trái bom 7 tấn do Không quân của Quân đội Sài Gòn ném xuống nhằm tạo ra bãi đất trống cho Trực thăng đổ Quân. Sau khi thành lập vườn Quốc gia, người ta đã cải tạo thành một hồ rộng lớn có hình hoa mai năm cánh. Từ đó hồ được mọi người gọi là hồ Hoa Mai.
       Ở đây bạn có thể câu các loại cá đồng tự nhiên như cá Lóc cá Trê vàng... đem lên nướng Trui vừa thưởng thức các món đặc sản U minh nhấm nháp với rượu Trái giác (một loại trái mọc hoang dại ở U Minh), vừa ngắm nhìn cảnh vật hoang sơ của miệt rừng ngập nước thì thật là thú vi. 
       Trên đường vào hồ, bạn sẽ rất thích thú bắt gặp những chú Khỉ  lém lĩnh, chực hờ bên đường để nhận những thức ăn bố thí của Du khách, như là một thói quen của chúng mỗi khi có xe hoặc người đi lại. 
       Mời các bạn xem những bức ảnh Thiên Tân chụp ngày 04-08-2018 trong một chuyến công tác tại đây