Translate

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

NGUYÊN TIÊU 2014 (Sự kiện)




Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch hằng năm, giới văn nghệ sĩ Kiên Giang lại có dịp tụ hội về Hà Tiên, nơi đã sản sinh ra “TAO ĐÀN CHIÊU ANH CÁC”, để cùng nhau thưởng nguyệt ngắm trăng.

         Trong bài phát biểu của mình, Nhạc sĩ Lâm Thành Liêm, Quyền chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh đã nói: Hôm nay, văn nghệ sĩ Kiên Giang về với quê hương Chiêu Anh Các trong tiết nguyên tiêu để thưởng trăng, vịnh nguyệt, để hồn chiêu anh sống lại trong chúng ta, và để tâm hồn nghệ sĩ thăng hoa sáng tạo thêm cho đời những tác phẩm văn chương, nghệ thuật, góp phần điểm tô cho non sông gấm vóc, cho truyền thống Chiêu Anh Các được phát huy mãi mãi và cho ngày thơ Việt Nam thêm hương, thêm sắc.
Thiên Tân giới thiệu đến các bạn bài Phát biểu khai mạc cuộc họp mặt và một số hình ảnh hoạt động của các hội viên.

NGUYÊN TIÊU GIÁP NGỌ 2014 - HÀ TIÊN

Thơ đã cùng sống với dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm, hay nói cách khác: Người VN đã biết làm thơ từ rất lâu, thơ có mặt hầu hết trong các sinh hoạt, hoạt động, trong đời sống, trong tâm tư tình cảm của con người.

Là người dân Việt Nam, chắc ai cũng biết đến bài “Thần thi” của Lý Thường Kiệt, nội dung bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập, lời lẽ hùng hồn nhưng lại mang đậm chất thơ. Đó là khí phách nhưng đồng thời cũng là tâm hồn vừa cao thượng, vừa lãng mạn mà có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam ta mới có.

Trong kho tàng thơ ca của Việt Nam lại có một áng thơ bất hủ:

Bài thơ “Nguyên tiêu”của Hồ Chí Minh, một bài thơ tức cảnh  tuyệt vời hòa quyện thiên nhiên, trời đất cùng với vận mệnh nước non. Hồn non sông đất nước cùng với hồn của nhà thơ đã tạo thành một tuyệt tác văn chương rất lãng mạn và hết sức lạc quan.

Ở cuối trời Tây của tổ quốc, trên dãy đất biên thùy này, Hà Tiên thập cảnh đã làm đề tài cho biết bao nhà thơ ngâm vịnh, xướng họa.

Mười cảnh Hà Tiên quá hữu tình

Non non nước nước gẫm thêm xinh

Đông Hồ Lộc Trĩ luôn dòng chảy,

Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh

Tiêu tự Giang Thành chuông trống ỏi,

Châu Nham Kim Dự cá chim Quanh

Bình San Thạch Động là rường cột

Sừng sững muôn năm cũng để dành.

 Tao đàn Chiêu Anh Các được người xưa dựng cờ khai sáng  đến nay đã trải qua 278 năm với mấy lượt thăng trầm của thế thái nhân sinh vẫn còn vang mãi tiếng thơ. Tiếng thơ từ mùa xuân năm Bính Thìn (1736) được nối tiếp bởi nhiều thế hệ tạo thành một dòng văn học, một mạch thơ. Những người con ưu tú trên quê hương Hà Tiên, Kiên Giang và của vùng đất Hậu Giang, tức trấn Hà Tiên xưa đã góp mặt trên văn đàn cả nước, làm phong phú thêm kho tàng văn chương Việt Nam, đồng thời cũng làm sáng thêm cái chất chiêu anh của quê hương thơ mộng miền biên ải.

Hôm nay, văn nghệ sĩ Kiên Giang về với quê hương Chiêu Anh Các trong tiết nguyên tiêu để thưởng trăng, vịnh nguyệt để hồn chiêu anh sống lại trong chúng ta, và để tâm hồn nghệ sĩ thăng hoa sáng tạo thêm cho đời những tác phẩm văn chương, nghệ thuật, góp phần điểm tô cho non sông gấm vóc, cho truyền thống Chiêu Anh Các được phát huy mãi mãi và cho ngày thơ Việt Nam thêm hương, thêm sắc.

Xin được cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho ta có một Hà Tiên hữu tình quyến rũ khách thơ. Xin cám ơn tiền nhân đã khai sáng hội tao đàn Chiêu Anh Các làm nền cho thế hệ văn nghệ sĩ hôm nay. Xin cám ơn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tiên đã giữ gìn và phát huy truyền thống Chiêu Anh để mỗi năm văn nghệ sĩ bốn phương cùng nhau tụ hội.

Gió mát, trăng thanh, tình sông núi dạt dào, tình quê hương thấm đượm, tình người, tình nhân gian lai láng của đêm Nguyên Tiêu   sẽ là nguồn cảm hứng để anh chị em văn nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm văn chương phục vụ cho đời, cho quê hương, đất nước.

Hãy xướng, hãy họa, hãy ngâm nga để tiếng thơ hôm nay hòa với tiếng thơ của người xưa làm lung linh thêm nét đẹp của Tao đàn Chiêu Anh Các.

Xin cảm ơn và trân trọng kính chào!
------------------------- 
                                Phủ thờ MẠC CỮU. 
  Các hoạt động lễ hội đều được tổ chức tại nơi đây.
                                                    Lăng MẠC LỮU
                                                 Hái lộc đầu năm
                                                   Viết thư pháp



                                                           Biểu diễn văn nghệ
 


            Nhạc sĩ Phạm Định công bố giải thưởng và người trúng giải
                
Nhạc sĩ Lâm Thành Liêm (Quyền CT Hội) phát giải cho các thí sinh trúng giải
         Nguyên CT Hội VN tỉnh: Trương Thanh Hùng phát thưởng trong một lần thi Thơ trong đêm NGUYÊN TIÊU


                                        Phóng viên Đài truyền hình tác nghiệp





 --------------------------------

 Một số hình ảnh phong cảnh HÀ TIÊN
                                                                 Bải Mũi Nai

                                                                     Núi Tô Châu


                                                               Cầu Tô Châu







Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

HƯƠNG XUÂN (Thơ)

                 
                                           Đoàn Công Thiện 
 Thoang thoảng đâu đây hương xuân bay. 
 Nhà ai Vạn thọ nở vung đầy. 
 Nắng hanh nhượm thắm chiều cuối chạp.
 Bên thềm xuân mới Bươm bướm bay.

  Đường quê tha thướt dáng hình ai.  
 Tuổi trăng chín mộng, suối tóc dài. 
 Thả vào trong nắng màu tím biếc.  
 Cho lòng lữ khách thêm đắm say.
  

   Chép từ hình ảnh của Google

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

TRẬN ĐÁNH Ở GIỤC TƯỢNG (Bài báo)

Cách nay  vừa tròn 45 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1969, tại Giục Tượng thộc huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang ngày nay, đã diễn ra trận đánh ác liệt giửa Tiểu đoàn 309 của Trung đoàn 1 U Minh QK 9 với 2 tiểu đoàn của Quân đội Sài Gòn. Thiên Tân đăng lại bài báo này để các bạn cùng xem.
(Những người lính Trung đoàn 1 U Minh thời đánh Mỹ)
                                                    Đoàn Công Thiện
Giục Tượng nay thuộc huyện Châu Thành Kiên Giang. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Giục Tượng có vị trí đặc biệt hiểm yếu trên tuyến đường chuyển vận từ biên giới Camphuchia về căn cứ U Minh. Nó hiểm yếu bởi vị trí độc đạo, cách xa vùng giải phóng, lại sát nách các căn cứ của địch, nếu xảy tình huống chiến đấu thì điều bất lợi nghiêng hẳn về phía quân ta.
Vào ngày 18 tháng 01 năm 1969, nơi đây đã diển ra một trận đánh không cân sức, rất quyết liệt. Về phía ta, có khoản 100 chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 309 Trung đoàn 1 của Quân khu, đang làm nhiệm vụ vận chuyển vủ khí cho đơn vị. Về phía địch, có 2 tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 21 (số quân hơn ta gấp ba bốn lần) được yểm trợ tối đa của không quân và pháo binh cùng 25 chiếc xe bọc thép.
Khi phát hiện ta đang ém quân tại Giục Tượng, khoản 9 giờ sáng, chúng dùng trực thăng đổ quân và cho máy bay ném bom, pháo binh từ căn cứ Rạch Sỏi bắn vào đội hình của quân ta. Đến 10 giờ, dưới sự yểm trợ của hỏa lực trên xe bọc thép và pháo lớn, lực lượng bộ binh của chúng chia thành hai mũi, tiến thẳng vào trận địa. Mặc dù bị bom pháo cày nát địa hình, các chiến sĩ bộ đội ta rất bình tĩnh, cũng cố lại công sự, chờ chúng đến thật gần mới nổ súng. Khi chiếc xe đi đầu còn cách công sự chừng 50 mét, lập tức chiến sĩ ta dùng súng P 40, P41 (*), súng tiểu liên, súng phóng lựu đồng loạt bắn thẳng vào đội hình địch. Bị bất ngờ, chúng không kịp trở tay, mấy chiếc M113 (**) bị cháy, một số lính chết và bị thương, đội hình bị rối loạn, chúng bắn loạn xạ rồi tháo lui ra ngoài đồng.
Biết đụng phải lực lượng chủ lực, địch tìm mọi cách tiêu diệt. Chúng dùng máy bay và pháo mặt đất, tiếp tục dội vào đội hình và tổ chức nhiều đợt, liên tục tấn công vào quân ta. Trận đánh diễn ra cực kỳ căng thẳng và ác liệt. Địa hình bị ngăn cách, nhiều công sự bị phá sập, các chiến sĩ phải lợi dụng cã hố bom, hố pháo của địch thay cho công sự, tiếp tục bám giữ trận địa.
Cứ sau mỗi đợt ném bom bắn pháo, chúng lại tổ chức xung phong, xong đều bị bộ đội ta bắn trả quyết liệt. Số xe và máy bay bị cháy, số lính bị chết càng tăng thêm. Đến 17 giờ chiều, sau 5 đợt tấn công không thành, chúng đành rút khỏi trận địa, bỏ lai 12 xác xe bọc thép, 3 máy bay cùng hằng trăm tên lính bị ta tiêu diệt (ngoài ra còn 4 xe khác và nhiều tên lích bị thương).
Đặc biệt trong trận đánh này, đã nổi lên tấm gương chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của đồng chí Nguyễn Phi Hùng (tên thường gọi Út Minh), một cán bộ tiểu đội trưởng gan dạ, đã bắn 9 phát P 40 diệt 9 xe bọc thép của địch. Mặc dù bị trúng đạn gảy chân, nhưng đồng chí vẫn kiên cường bám giữ trận địa, tiếp tục chiến đầu cùng đồng đội. Điều không may xảy đến khi đồng chí vừa tiêu diệt chiếc xe thứ 9 thì bị trúng đạn lần thứ hai hy sinh. Tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Phi Hùng được nêu gương học tập cho toàn đơn vị.
Trận đánh ở Giục Tượng là một điển hình của của cuộc chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trận đánh đã chứng minh bản lĩnh kiên cường và tài nghệ khéo léo của bộ đội, nó nói lên tin thần quyết đánh và quyết thắng của các chiến sĩ ta. Một khi dám đánh và biết cách đánh thì dù địch có mạnh đến đâu, phương tiện chiến tranh có hiện đại đến mấy, ta vẫn thắng được. Đó là bài học quí giá trong cuộc chiến tranh giải phóng của quân đội ta vừa qua,
--------------------
(*) Loại súng chống xe tăng do Nga sản xuất.
(*) Loại xe bánh xích hạng nhẹ do Mỹ san xuất.

(Ghi theo lời kể của các ông Nguyễn Văn Tường, Võ Minh Khai và Huỳnh Xuân Phong, nguyên là những cán bộ chỉ huy của tiểu đoàn 309 thuộc Trung đoàn 1 U Minh QK9)
-------------------- 
Bải viết đã đăng trên Báo Kiên Giang.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

BERLIN - MÙA THU VÀNG (Ký sự ảnh 6)

BERLIN - MÙA THU VÀNG
Khi hoàng đạo mặt trời dịch chuyển về phía nam bán cầu thì không khí từ phương bắc tràn về bao phủ một màu vàng óng ánh trên mỗi vòm cây cổ thụ và gieo cái lạnh hanh hao bao trùm lên thành phố Berlin thơ mộng của nước Đức.
          Với tôi, đây là lần thứ hai trong đời được ngắm nhìn vẻ đẹp kỳ dịu của phong cảnh. Lần thứ nhất vào năm 1966, máy bay Mỹ rải chất hóa học diệt cỏ ở quê tôi. Trước khi trút lá, những vườn cây xanh thẩm bổng biến thành một tấm thảm vàng rực bao phủ cả một vùng rộng lớn trên tuyến sống Cái lớn thuộc huyện Gò Quao (Kiên Giang).
          Màu vàng ấy đã đi vào ký ức tuổi thơ và đeo bám với tôi trong suốt cuộc chiến tranh khốc liệt. Hôm nay, sau 45 năm, tôi lại được chiêm ngưỡng cái màu vàng tuyệt dịu ấy, nhưng nó không còn là màu của sự hủy diệt, mà là màu của sức sống hòa bình đang ngự trị trên một quốc gia giàu có ở cực bắc xa xôi này. Trong tôi hôm nay cũng không còn ám ảnh cái màu chết chóc tang thương của những năm bom gầm đạn rú; màu vàng ấy đã khơi dậy một niềm tin của tình hữu nghị giửa các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên trái đất này.
-----------------------------
Trong các tháng 7, 8, 9 và 10 năm 2013, Ký sự “BERLIN MÙA THU VÀNG” đã phản ánh một số chủ đề nhân chuyến công tác tại Đức tháng 11 năm 2010. Thiên Tân xin giới thiệu tiếp và cũng là Ký sự cuối cùng của chuyến đi rất thú vị này.
 NƯỚC ĐỨC DƯỚI CÁNH BAY
-----------