Translate

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

ẢNH HỌP MẶT CCB TRUNG ĐOÀN 1 U MINH QK9 LẦN THỨ 9

        Ngày 22 tháng 09 năm 2018, tại thành phố Cần Thơ, Ban liên lạc Cựu Chiến Binh Trung đoàn 1 U Minh QK9 tổ chức họp mặt lần thứ 9. Về dự có hơn 600 CCB Trung đoàn từ các tỉnh đồng bằng sông Cữ Long, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. 
    Mời các bạn xem những hình ảnh Thiên Tân đăng để hiểu về chúng tôi, những người lính một thời vào sống ra chết trên chiến trường miền Tây Nam bộ này.







 









 

 









 







      












  


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

PHIM HỌP MẶT TRUNG ĐOÀN LẦN THỨ 9

       Ngày 22 tháng 09 năm 2018 tại Cần Thơ, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 1 U Minh QK9, tổ chức họp mặt lần thứ 9. Về dự có hơn 600  CCB từ các tỉnh đồng bằng sông Cữu Long, thành phố Hồ chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh ở phía Bắc.
      Do Chủ tịch nước từ trần, chương trình văn nghệ không thực hiện; Đại tướng Phạm Văn Trà (nguyên Trung đoàn trưởng) phải bay về Hà Nội không dự họp mặt với anh em như mọi khi. Buổi họp mặt lại trùng vào đợt Hội diễn Phim truyền hình toàn Quân, nên việc ăn nghĩ không được tập trung và nơi họp mặt cũng không được như mong muốn . . .
     Dù vậy, tình đồng đội vẫn trọn vẹn dạt dào yêu thương như ngày nào. Thiên Tân giới thiệu một số Clip ghi lại buồi họp mặt này, mời các bạn xem nhé.
           (Clip Thiếu tướng Nguyễn Thanh Dũng, Trưởng Ban liên lạc phát biểu mở đầu buổi họp mặt, nhưng dung lượng lớn không thể tải lên được) 







Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

NỔI BUỒN CỦA BIỀN

Trời yên gió
             Con tàu đi xuôi sóng
     Mây xanh trong
               In bóng nước lặng trôi
  Nghe trong ta
               Vang vọng đến bồi hồi
Từ sâu thẳm
               Tiếng tơ lòng của biển
     Thương con tàu
                Tháng năm xa biền biệt
 Để nổi buồn
              Da diết mãi ngàn năm
-----------
             Biển Kiên Giang ngày 19-09-201






VÔ ĐỀ

 Dẫu rằng thân đã lụi tàn
Vẫn ươm mầm sống hiên ngang lưng trời




---------------- 
Ta theo về cõi hư không
Chẳng màng danh lợi chẳng mong bạc tiền
Đời như khoảng trống vô biên
Cho tôi xin một khoảnh riêng yên bình

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

VẤN ĐỂ SUY ĐOÁN VÔ TỘI


PHỎNG VẤN SÂU LUẬT SƯ ĐOÀN CÔNG THIỆN
-----------------------

Kính chào luật sư Đoàn Công Thiện!

Em là Nguyễn Thy Lệ, hiện là Biên tập viên Đài Phát thanh – Truyền hình Kiên Giang. Anh trả lời giùm em những câu hỏi về “Vấn đề vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trên báo mạng điện tử Việt Nam hiên nay”.
Câu hỏi 1: Luật sư đánh giá thế nào về việc thực hiện “Nguyên tắc suy đoán vô tội” trong công tác tố tụng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng?
Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 tại khoản 1 điều 31 đã ghi rõ ((Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật)).
Trên cơ sở Hiến định, “Nguyên tắc suy đoán vô tội” đã được qui định tại điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 với nội dung: ((Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội)).
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999 tuy không xác định “Nguyên tắc suy đoán vô tội” một cách rõ ràng như Bộ luật hình sự năm 2015, nhưng cũng đã qui định cho các cơ quan tiến hành tố tụng  không chỉ chứng minh có tội mà còn phải có trách nhiệm chúng minh vô tội đối vớ bị can, bị cáo khi tiến hành hoạt động tố tụng (điều 10).
          Phải khẳng định rằng trong thời gian qua, trong cả nước nói chung, ở tỉnh ta nói riêng, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành các biện pháp lý đấu tranh chống tội phạm một cách có hiệu quả, kịp thời xử lý nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tố tụng, có một số nơi cơ quan tiến hành tố tụng chưa coi trọng “Nguyên tắc suy đoán vô tội”. Vấn đề này thể hiện qua một số dấu hiệu sau đây:
Án oan đã xảy ra ở một số nơi, trong đó có những bị án đặc biệt nghiêm trọng đến mức tử hình, tù chung thân, mà điển hình như các bị án Huỳnh Văn Nén (án tù chung thân ở 10 năm), Nguyễn Thanh Chấn (án tù chung thân ở 15 năm), Hàn Đức Long (án tử hình) v.v…
Một số vụ án bị can bị cáo kêu oan trong quá trình điều tra, truy tố xét xử, cá biệt có bị án đã chấp hành hình phạt xong vẫn tiếp tục kêu oan, nhưng chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét một cách khách quan, toàn diện; trong khi chứng cứ buộc tội trong những vụ án đó không vững chắc, còn có những mâu thuẫn và nhiều nghịch lý.
Câu hỏi 2: Luật sư có thường xuyên đọc những tin, bài về pháp luật trên báo mạng điện tử?
Trả lời:
          Có. Tôi vẫn thường xuyên xem bài trên các báo chính thức và các trang mạng xã hội. Tôi cũng có rất nhiều bài viết vế pháp luật đăng trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, đăng trên Blog và FB cá nhân của tôi.
Câu hỏi 3: Vậy luật sư nhận xét gì về thực hiện “Nguyên tắc suy đoán vô tội” trong báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
“Nguyên tắc Suy đoán vô tội” là định hướng pháp lý dành cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên lĩnh vực thông tin báo chí nói chung, trên lĩnh vực báo điện tử nói riêng, khi đưa thông tin những vụ án có người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng nên tuân thủ nguyên tắc này, nếu như người đó chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Câu hỏi 4: Luật sư có thể cho biết những biểu hiện chủ yếu trong vi phạm “nguyên tắc suy đoán vô tội” trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
Nếu xét về mặt thời gian của quá trình lâu dài, thì nói vi phạm là  chưa hòan toàn đúng, vì Luật báo chí trước đây không cấm đưa thông tin có tính nhận định, nhận xét kết tội… Chỉ từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 trở lại đây, khi mà Luật báo chí năm 2016 có hiệu lực thì hành, thì hành vi “Qui kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án” mới được xem là vi phạm, bởi lẽ: hành vi đó đã bị cấm được qui định tại khoản 8, điều 9 của Luật báo chí năm 2016 diện dẫn trên đây.
Tuy nhiên, xem xét theo “Nguyên tắc suy đoán vô tội” có thể thấy hiện tượng các bài viết qui kết có tội đối với những người bị bắt giữ đang trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc đang bị xét xử là khá phổ biến. Từ sự qui kết có tội, nên các bài viết thường dùng những từ ngữ có ý nghĩa miệt thị, cùng với sự nhận xét, mô tã cái xấu làm cho người đọc có ấn tượng căm ghét, định kiến đối với người bị qui kết có tội.
Câu hỏi 5: Theo luật sư thì nguyên nhân của việc vi phạm “nguyên tắc suy đoán vô tội” trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay là gì?
Trả lời:
Có hai nguyên nhân chính sau đây.
Thứ nhất: Do tâm lý căm ghét cái ác, căm ghét cái xấu khiến cho người viết dễ rơi vào tình trạng phóng đại, suy luận theo hướng chủ quan hơn là nhìn nhận sự việc với góc độ khách quan, trung thực.
Thứ hai: Do qui định của pháp luật trước đây (trừ Luật báo chí 2016) chưa qui định cụ thể, cộng với năng lực phán đoán và khả năng diễn đạt sự phán đoán ấy còn bị hạn chế thuộc về kỹ năng tác nghiệp của người viết.
Câu hỏi 6: Luật sư có thể cho biết những tác hại do vi phạm “Nguyên tắc suy đoán vô tội” trên báo chí gây ra?
Trả lời:
Trước hết, nó gây ra tâm lý tiêu cực trong cộng đồng dân cư đối với người và gia đình của người bị qui kết phạm tội, mà hệ quả là người bị qui kết bị xã hội chỉ trích, xa lánh, phân biệt đối xử.
Việc qui kết có tội đối với người có hành đang vi bị xem xét, còn có thể tác động đến tính độc lập của những người tiến hành tố tụng, dẫn đến oan sai  trong quá trình giải quyết vụ án.   
Câu hỏi 7: Vậy chúng ta có giải pháp nào để ngăn chặn những vi phạm “Nguyên tắc suy đoán vô tội” trên báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử?
Trả lời:
Trước hết phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong việc đưa thông tin. Khi viết, phản ánh sự việc phải thật sự trung thực, có như thế nào đưa tin như thế đó, cái gì chưa có kết luận của người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng, thì không được suy đoán theo ý chủ quan.
Kế đến là phải chấp hành đúng pháp luật về thông tin báo chí nói chung và chế định bị cấm trong Luật báo chí 2016 nói riêng, trong đó có nội dung cấm “Qui kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án”.
Những giải pháp nói trên không có nghĩa chúng ta chỉ đưa thông tin sự vụ mà phải biết kết hợp với nội dung phê phán, nếu một hành vi của ai đó vi phạm phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, trái với thuần phong mỷ tục Việt Nam, nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội để chống và loại trừ cái ác, cái xấu trong xã hội; định hướng cho mọi người hành xử với nhau tốt đẹp và nhân văn hơn.   
Xin chân thành cảm ơn luật sư đã tham gia cuộc phỏng vấn.