CẢM ĐỘNG NGÀY 27-07
-----------
Hôm nay, 27-07-2013, xem tập phim Biệt động Sài Gòn, nhiều
sự kiện cảm động quá. Một hộp sọ được tìm thấy trong tòa Đại sứ Mỹ khi giải
phóng - có thông tin là chiến sĩ Biệt động Đoàn Văn Nhẹ, hy sinh bị địch cắt
đầu sau đó chúng lấy làm vật đựng viết trên bàn làm việc (Một kiểu “văn hóa”
của cái ác), nhưng tiếc thay khi giám định AND lại không phải là anh. Một cựu
nữ Biệt động ba lần bị địch bắt và bị tra tấn dã man (đánh đập nhục hình; dùng
con Lương cho chui vào âm đạo; tẩm dầu đốt chân tay v. v. . . ), nhưng ba lần
chị đều chiến thắng, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng, không khai báo
điều gì có hại cho tổ chức. Một bà mẹ phải gởi con còn nhỏ dại cho cơ sở nuôi dưỡng
để vào thành làm biệt động. Còn bao liệt sĩ đã ngã xuống chưa được ghi công bởi
do đặc thù của loại hình hoạt động Biệt động, mà người chỉ huy và tổ chức không
thể biết được tên tuổi, thân nhân, quê quán . . .
Một câu nói đậm chất chân quê của một nhân vật nữ
trong phim: “khi nào đánh hết tụi Mỹ rồi về” giống như những câu nói của bao
người nông dân: “cấy xong thửa ruộng mới thôi”. Đơn giản chỉ là một câu nói,
nhưng nó hàm chứa lý tưởng lớn lao của
một thế hệ không tiếc máu xương, không vì danh lợi, đã đứng lên cầm súng đánh
giặc, giải phóng quê hương, thống nhất tổ quốc.
Hồi tưởng lại những năm tháng cam go của chiến tranh,
ta cảm nhận được khát vọng giải phóng, khát vọng hòa bình, luôn cháy bỏng trong
mỗi người dân Việt. Đối với người chiến sĩ giải phóng, khát vọng ấy luôn là động
lực thúc đẩy để họ vượt qua cái chết, vượt qua lao tù, không phân biệt thiệt
hơn và cũng không bao giờ nghĩ đến hưởng thụ, chỉ có một mục tiêu duy nhất:
giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, chấp nhận và sẵn sàng hy sinh dưới
bom đạn của kẻ thù.
Hôm nay trong cảnh thanh bình của đất nước, ta cảm
nhận được sức sống vươn lên của dân tộc, điều tiếc nuối cho người còn sống hôm
nay là còn bao người đã ngã xuống nhưng chưa được vinh danh, ta cũng rất đau
lòng hơn với những gì đã thấy, đã nghe bởi “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, tư tưởng” lợi dụng chức quyền, làm giàu
bất chính, gây mất niềm tin với mọi người. Mong rằng thế hệ hôm nay và các thế
hệ mai sau, hãy nhớ ngày này (27-07), ngày của đau thương mất mát, nhưng vô
cùng hùng tráng của thế hệ đã đi qua chiến tranh, mà hành sử cho phải đạo:
“uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ người trồng cây”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét