SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT CHỈ TRONG GANG TẤC
(Kỳ 2)
Hồi ký: Đoàn Công Thiện
Chiều hôm đó, sau khi đưa được “Cá Lẹp” ra khỏi trận
địa an toàn, trong lúc anh Hồng đi tìm bộ phận Thanh niên xung phong (hoặc Dân
công hỏa tuyến), để chuyển thương binh cho họ đưa về đội phẫu thuật, tôi đứng
nhìn về hướng Đại đội.
Một cảnh tượng thật rùng rợn khi hai chiếc phản lực
vẫn lồng lộn trút bom và bắn phá xuống khu vực. Phản lực bay đi thì chiếc trinh
sát vẫn tiếp tục quần đảo điều chỉnh cho pháo bắn; Những loạt pháo hằng chục
trái rót xuống trận địa không ngớt; hết pháo đến trực thăng thi nhau phóng
những trái đạn Rocket xuống trận địa; Rồi tiếng súng bộ binh lại rộ lên từng
hồi, liên tục . . .
Tôi hiểu các chú, các anh còn ở lại, phải căng mình
quần nhau với chúng, chắc rằng thương vong sẽ còn tiếp tục . . . Có cái gì đó
nghèn nghẹn trong tôi khi nghĩ lại câu nói của Đại đội trưởng: “Phản lực đến
chắc chắn chúng sẽ ném bom, nhanh chóng cho
mấy đứa nhỏ và các đồng chí thương binh ra tuyến sau. . .” Câu nói ấy không chỉ
nói lên trách nhiệm của người chỉ huy, mà còn là một tấm lòng thương yêu người
lính, là sự bảo toàn mạng sống cho chúng tôi, những “đứa nhỏ” mới chân ước chân
ráo bước vào Quân ngũ . . . Tại nơi tôi đang đứng đây, cách trận địa không xa (độ
chừng năm, sáu trăm thước), nhưng với chúng tôi là an toàn gần như tuyệt đối,
còn các đồng đội chúng tôi ở lại, đã phải chấp nhận đương đầu với thương vong
chết chóc trong làn bom pháo của phía đối phương.
Sau khi giao “Cá Lẹp” cho lực lượng làm nhiệm vụ tải
thương (Thanh niên xung phong hoặc Dân công hỏa tuyến), ba anh em chúng tôi
quay lại trận địa. Trời chiều, tiếng súng bộ binh, tiếng pháo nổ cùng với tiếng
vọng của động cơ máy bay chìm dần trong bóng hoàng hôn bảng lãng, chỉ còn lại
một không gian lặng lẻ đến lạnh người.
Sau gần một ngày căng thẳng, cơn đói cồn cào trong bụng, dù thân thể mệt rã rời, chúng tôi vẫn cố gắng vừa đi vừa chạy về với đơn vị. Tới trận địa, một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt chúng tôi. Toàn bộ mặt đất khu vực tuyến công sự phòng ngự đã bị bom pháo cày nát, hố đạn pháo nham nhỡ ken dày, có chỗ chồng lên nhau phủ khắp từ ngoài ruộng vào trong vườn. Đám mạ mới lên trước công sự của tôi, gần như bị nát vụn bới hố pháo. Các cây xoài, cấy mít; Các liếp chuối xanh um rậm rạp đã bị mảnh pháo phạt ngang gãy la liệt nằm ngổn ngang trên mặt đất . . .
Sau gần một ngày căng thẳng, cơn đói cồn cào trong bụng, dù thân thể mệt rã rời, chúng tôi vẫn cố gắng vừa đi vừa chạy về với đơn vị. Tới trận địa, một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt chúng tôi. Toàn bộ mặt đất khu vực tuyến công sự phòng ngự đã bị bom pháo cày nát, hố đạn pháo nham nhỡ ken dày, có chỗ chồng lên nhau phủ khắp từ ngoài ruộng vào trong vườn. Đám mạ mới lên trước công sự của tôi, gần như bị nát vụn bới hố pháo. Các cây xoài, cấy mít; Các liếp chuối xanh um rậm rạp đã bị mảnh pháo phạt ngang gãy la liệt nằm ngổn ngang trên mặt đất . . .
Ba chúng tôi, mạnh ai nấy về Trung đội của mình. Tôi
vừa về tới thì gặp ngay anh 4 Nam (Trung đội phó), anh cho biết trong Trung đội
không có ai hy sinh hoặc bị thương (ngoài “Cá Lẹp”), nhưng Chính trị viên Đại
đội (chú 5 Hạnh) đã hy sinh và nhiều người ở Văn phòng Đại đội bị thương, do bắn
nhau với lính bộ binh. Chúng tôi gấp rút chuẩn bị hành quân rời trận địa chuyển
về khu vực Bòng Bọng ngay trong đêm.
Nếu ai đã từng tham chiến với quân chủ lực của đối
phương, sẽ hiểu sự tàn khốc do hỏa lực tấn công của các binh khí mà chúng sử
dụng. Trong phương thức tác chiến chiến thuật của quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng có công thức:
“Hỏa lực Mỷ cộng Bộ binh ngụy” trong giai đoạn “Việt Nam hóa chiến tranh” (cách ta gọi) để nói lên ý
nghĩa cực kỳ quan trọng của hỏa lực mà đối phương sử dụng khi đụng độ với Bộ
đội ta.
Ở Án Khám, trong trận này không chỉ có “Hỏa lực Mỷ” mà
ngay cả lực lượng giao chiến với chúng tôi cũng là lính Mỷ chính gốc (không có
người Việt), vì vậy mức độ tàn phá của các loại binh khi mà chúng sử dụng để
chống lại chúng tôi là vô cùng to lớn. Chỉ trong không gian chiều dài đội hình
đóng quân của chúng tôi chừng 300m, mà phải hứng chịu khoản 8 quả bom (do 2
chiếc F 105 ném xuống), trên dưới 1.000 quả pháo và xuyên suốt trận đánh lúc
nào cũng có 2 chiếc trực thăng tấn công, phóng Rocket và bắn đại liên xuống trận
địa.
Nhờ có công sự đào âm xuống mặt đất nên mức độ thương
vong do bị bom pháo của địch gây ra rất thấp (chỉ có Chính trị viên bị pháo
trực thăng phóng trúng công sự hy sinh và “Cá Lẹp” bị thương, còn các trường hợp khác đều do trúng đạn bộ binh), nhưng hầu như các
khẩu súng để trên mặt đất đều bị trúng đạn. Nếu tôi nhớ không lầm thì hai Trung
đội có 2 khẩu trung liên RPD đều bị hỏng do mãnh pháo, một khẩu 12,8 ly chôn dưới đất
cũng bị pháo moi văng lên. Sau này tôi có tham gia nhiều trận đánh khác nhưng
chưa có trận nào mà mật độ bom pháo nhiều như trận đụng độ này.
Dù phía đối phương sử dụng cơ số hỏa lực lớn như vậy,
nhưng anh em trong Đại đội chúng tôi vẫn giữ vững trận địa theo mệnh lệnh của
Đại đội trưởng (*). Phía lính Mỷ tổ chức nhiều đợt tấn công nhằm chiếm công sự nhưng chúng đều thất bại và bị tổn thất khoản trên dưới 30 tên vừa chết chết vừa bị
thương. (còn nữa)
(*) Chú 5 Đáng Đại đội trưởng, sau này đã hy sinh khi về làm Tiểu đoàn phó D 2311.
(*) Chú 5 Đáng Đại đội trưởng, sau này đã hy sinh khi về làm Tiểu đoàn phó D 2311.
Viết tại Rạch Giá ngày
02-08-2018
----------------------
Ảnh đầu: Với Ngô Minh Phục và khấu súng cao xạ 12,8 ly, chụp lúc về thăm lại Đại đội ở Chi Lăng.
Ảnh đầu: Với Ngô Minh Phục và khấu súng cao xạ 12,8 ly, chụp lúc về thăm lại Đại đội ở Chi Lăng.
Hai ảnh dưới: Các CCB chung Đại đội thời đánh Mỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét