SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT TRONG GANG TẤC
(Kỳ cuối)
------------------
Hồi ký: Đoàn Công Thiện
Đêm xuống, chúng tôi lặng lẻ hành quân. Do không thể
tìm được cán bộ chính quyền, chú 8 Trung (Đại đội phó được chú 5 Đáng giao chỉ
huy Đại đội thay khi chú bị thương) quyết định chở tử thi chú 5 Hạnh theo để đến
địa điểm mới sẽ giao lại cho địa phương chôn cất.
Nước ròng, các con rạch đều cạn, xuồng chúng tôi đi
rất chậm chạp, khi đến nơi thì mặt trời đã lên, tiếng động cơ máy bay âm vang dội lại, báo hiệu một ngày căng thẳng sắp diễn ra.
Trong lúc chúng tôi còn đang chống xuồng dưới con rạch
cạn thì có tiếng trực thăng rất thấp bay đến, lệnh của Chỉ huy truyền xuống: - Bỏ
xuồng, nhanh chóng lên bờ ra vườn tìm công sự chuẩn bị chiến đấu. Tôi cùng mây
anh chung xuồng chỉ kịp lấy súng và bao đạn vọt lên. Khi chúng tôi ra đến đầu
vườn thì gặp Bộ đội đã dàn đội hình theo tuyến công sự, hỏi ra mới biết đó là
Tiểu đoàn 307 từ lộ Vòng Cung mới vừa ra. Không còn công sự, nhóm chúng tôi có
chừng 7, 8 người phải di chuyển về phía cuối đội hình Tiểu đoàn làm nhiệm vụ chốt giữ.
Trực thăng quần đảo ngay khu vực phía dưới con rạch
nơi chúng tôi vừa thoát ra, súng đại liên trên máy bay nổ từng loạt và chúng
bắt đầu phóng pháo. Có lẽ chúng phát hiện được xuồng của chúng tôi và có thể
đơn vị chúng tôi còn có người ở đó . . .
Nhóm chúng tôi chạy về tuyến cúp đầu được một đoạn thì
chiếc “Cán gáo”(*) bay sát đọt cây bất ngờ trờ tới; phát hiện chúng tôi nó dừng
lại cách phía trên chứng 10 thước, nhìn rõ tên lính ngồi trên chiếc “Cán gáo” chỉ xuống chỗ tôi, tôi chưa kịp phóng xuống công sự thì đại liên cực nhanh trên
chiếc “Cán gáo” bắn xối sã, đất bắn tung tué văng vào người tôi rát rạt,
khẩu CKC của tôi bị trúng một viên đạn làm gảy chiếc lê (khẩu AK của tôi hôm
trước bị gãy nên tôi sử dụng khẩu CKC của “Cá Lẹp” bị thương để lại). Cùng
lúc đó, một anh ở đơn vị súng phun lửa (sau đó mới biết), từ phía sau tôi lao
lên nhảy xuống công sự, tôi cũng nhảy theo, khi chui vào được hầm, thì anh
ấy nói: - Đồng chí ơi tôi bị thương rồi. Tôi lần xem thì trên lưng anh ấy bị 2,
3 vết đạn nhưng không nặng. Vì anh chạy trong tư thế đứng, chúng bắn từ trên
cắm xuống cũng theo cùng phương đứng, nên đạn găm xuyên phần mềm trên lưng.
Phát hiện chúng tôi vào hầm, chúng tập trung bắn phá
nắp công sự, các loạt đại liên cực nhanh cứ nhè nắp Công sự chúng bắn tới tấp, tưởng như đạn xuyên thấu xuống chúng tôi, nhưng cũng nhờ nắp công sự được đắp
kiên cố nên chúng tôi được an toàn. Trong lúc chiếc “Cán gáo” đang vây hai chúng
tôi thì anh Hiếu (trong nhóm của chúng tôi), từ đâu chạy đến vừa tới miệng công
sự thì bị một viên đạn vào cổ chân, anh té xuống công sự hai tay ôn chân đưa lên, bàn chân
bị gãy lặc lìa thật rùng rợn.
Một tình huống cực kỳ nguy cấp, ngoài khẩu súng và bao
đạn, tôi không có bất kỳ dụng cụ cứu thương nào trong tay, chỉ còn cách hạn chế
tối đa việc chảy máu bằng cách để anh ngã ngửa vào thành công sự, tôi phụ anh
đưa chân bị thương lên khỏi mặt nước, bóp phía bên trên chỗ gãy, vừa để hạn chế
máu ra vừa để vết thương không bị ngâm trong nước, cứ thế mà chịu. May là viên đạn
không làm đứt động mạch, chứ nếu đứt thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của
anh.
Phía bên trên, chiếc “Cán gáo” vẫn vãi đạn đại liên
cực nhanh vào khu vực công sự của chúng tôi, rồi chúng quăng trái khói cho “Cá
lẹp” (**) phóng pháo. Những trái pháo cỡ 90 ly tuôn xuống từng
chập, công sự chao đảo sau mỗi loạt pháo phóng. “Cá lẹp” thôi phóng pháo đến
lượt phản lực lao xuống bắn đạn 20 lý vào khu vực chúng tôi. Lúc đầu cứ tưởng chúng
ném bom nhưng không thấy bom nổ mà chỉ có đạn 20 ly nổ, có lẽ chúng đã ném bom ở
đâu đó nên không còn bom.
Một lúc sau chúng bay đi hết, chúng tôi đưa anh Hiếu lên trên nền đất nằm tạm. Được tin có hai người bị thương, các anh Quân y Tiểu đoàn đến tiếp nhận, còn tôi và những anh còn lại tiếp tục di chuyển về nơi chốt giữ.
Một lúc sau chúng bay đi hết, chúng tôi đưa anh Hiếu lên trên nền đất nằm tạm. Được tin có hai người bị thương, các anh Quân y Tiểu đoàn đến tiếp nhận, còn tôi và những anh còn lại tiếp tục di chuyển về nơi chốt giữ.
Có thể bạn đọc đặt câu hỏi, tại sao có súng mà không bắn trả lại? Trong chiến đấu, quyết định nổ súng hay không là từ chỉ huy, khi chưa có lệnh thì chiến sĩ không được bắn. Chính vì vậy mà Bộ đội bị "Cán gáo" bắn chết rất nhiều. Sau này cấp trên mới có lệnh cho phép Bộ đội được tự động nổ súng bắn trả nếu bị "Cán gáo" phát hiện.
Nhóm chúng tôi cũng có phần may mắn hơn anh em khác ở
chỗ, vị trí chốt giữ của chúng tôi không đụng độ với lính Mỹ, bộ binh của
chúng tập trung đánh vào đội hình của Tiểu đoàn 307, cách chỗ chúng tôi khá xa;
Ngoài lần bị bắn lúc sáng, còn lại cả ngày hôm đó, khu vực chốt giữ của chúng
tôi không bị máy bay oanh kích hoặc bị pháo bắn.
Mấy ngày sau, khi Đại đội về tập họp, tôi mới biết,
tại Bòng Bọng hôm đó, anh Hồng (người cùng tôi khiên “Cá Lẹp” bị thương hôm
trước) và anh Diệu ở Trung đội 2 đã hy sinh, cùng mấy anh nữa bị thương. Chiếc xuồng chở tử thi chú 5 Hạnh cũng bị trực thăng phóng pháo trúng, xác chú nằm
dưới rạch.
Màn đêm buông xuống phủ trùm lên trận tuyến, nhưng
trên bầu trời vẫn vang dậy tiếng động cơ phản lực gầm rú. Pháo sáng dù,
từng chùm từ máy bay thả xuống soi rõ cả ngọn cỏ cành cây, một không gian chết
chóc vẫn còn hiện hữu trên con rạch có cái tên Bồng Bọng này . . .
Nhóm chúng tôi được lệnh rời vị trí, đi bộ về
lại Án Khám, cái nơi mà tôi và đồng đội của tôi, đã phải gồng mình gánh chịu
những loạt pháo bầy hôm trước.
(*) (**) Tên Bộ đội gọi hai loại máy bay trực thăng của lực lượng không quân, chỉ trang bị cho quân Mỹ (Quân Sài Gòn không có loại này).
-------------
Viết tại Rạch Giá tối ngày 19-08-2018.
(*) (**) Tên Bộ đội gọi hai loại máy bay trực thăng của lực lượng không quân, chỉ trang bị cho quân Mỹ (Quân Sài Gòn không có loại này).
-------------
Viết tại Rạch Giá tối ngày 19-08-2018.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét