LUẬN CỨ BẢO VỆ
----------------
Xem xét
chứng cứ:
Phía Nguyên
đơn chỉ duy nhất là Giấy chứng nhận QSD đất số N 188893, do UBND huyện X cấp
ngày 17-05-2002 để làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện của mình. Phía Nguyên đơn
nói năm 1984 phía Bị đơn hỏi mượn nhưng không có chứng nào xác thực chứng minh
việc cho mượn.
Trong khi
đó, phía Bị đơn khai rằng: Nguồn gốc đất là của ông Phạm Văn Thiết (cha chồng
bà Trần Thị Lan) sang lại cho ông Trần Văn X lúc chưa hòa bình, đến năm 1982,
ông X cho phía bị đơn làm nhà ở và lập vườn trồng cây cho đến nay. Thời
gian ông S bà H sinh sống trên đất từ năm 1982 đến năm 2006 đi thành phố HCM
làm ăn, nhà đất và vườn giao cho người em trông giữ. Nghĩa vụ đóng góp làm
đường trên phần đất phía Bị đơn đóng góp.
Phù hợp với
lời khai của phía Bị đơn, có rất nhiều nhân chứng là những người sống cố cựu
tại địa phương như các ông bà: Cao Thị Đ (BL60), Cao Ngọc T (BL53), Cao Văn B
(BL51), Trần Văn H (BL50), Nguyễn Văn H (BL 48), cùng nhiều người khác đều xác
định Đất đó ông Thiết đã sang lại cho ông X trước năm 1975 với giá 50 giạ lúa.
Nhiều Nhân chứng cũng xác định gia đình phía nguyên đơn có hỏi mượn ông X cho ở
nhờ khoản trên dưới một năm vào thời điểm năm 1976, sau khi ông Nghĩa chết, bà
Lan cùng gia đình chuyển về lộ xe sinh sống cho đến nay. Phía Nguyên đơn không
có canh tác trên đất.
Bằng chứng
phía bị đơn đã sử dụng từ năm 1982 đến nay là 36 năm, trong đó có 24 năm,
làm nhà trực tiếp sinh sống thường xuyên trên đất được thể hiện cụ thể là công
trình chuồng heo (đã hư hỏng), một cây nước (còn sử dụng được), 64 cây tràm, 14
cây dừa đang cho trái.
Về tính hợp
pháp của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo bà Lan
trình bày trong Biên bản hòa giải ngày 10-06-2016 (BL 24) bà được cấp giấy bìa
xanh vào năm 1990, đến năm 2002 đổi lại Giấy bìa đỏ. Thế nhưng trong Công văn
số 169/UBND-TNMT ngày 03-10-2016 của UBND huyện X trả lời cho Tòa án cho rằng: “Nguồn gốc thữa đất 71 tờ bản đồ
số 9-4, trước năm 1993 huyện chưa xác lập hồ sơ địa chính, không xác định được
nguồn gốc đất”. Vì vậy năm 1990, bà Lan chưa đủ căn cứ để được Giấy bìa
xanh khi chưa xác lập hồ sơ địa chính.
Cũng trong
Công văn 169 nói trên, UBND huyện X xác đinh: “Việc ông S có nhà hay không
có nhà vào thời điểm này (1993) huyện không rõ. Tại chi nhành văn phòng đăng ký
đất đai huyện X không có hồ sơ lưu, chỉ còn sổ mục kê, sổ địa
chính và sơ đồ địa chính”, nhưng
lại xác định: Trình
tự thủ tục cấp giấy chứng nhận QSD cho bà Lan là đúng pháp luật ??? . Sự mâu thuẫn thể hiện chính ngay
trong văn bản này (phân tích)
Nghị định Số:
04/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2000 (khoản 1, khoản 2 điều 3) cũng
như Nghị định Số:
17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 1999 (khoản 2 điều 3), đều qui
định: Người được cấp Giấy chứng nhận QSD đất là “Người đang sử dụng đất”,
thế nhưng người đang sử dụng đất là ông Trần Văn S và bà Nguyễn Kim H thì lại không được cấp. Như vậy việc UBND
huyện X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị Lan là trái
qui định của pháp luật và không đúng đối tượng được cấp.
Xem xét nội dung yêu cầu phản tố của Bị đơn:
Như phần nhận xét về chứng cứ ở trên, phía Bị đơn đã sinh sống
trực tiếp trên phần đất tranh chấp là 36 năm,
trong đó có 24 năm, làm nhà trực tiếp sinh sống thường xuyên trên đất . . . Theo qui định của pháp
luật dân sự thì phía bị đơn thỏa mản các điều kiện để xác lập quyền sử dụng
phần đất đang tranh chấp, bởi các chế định pháp lý trong Bộ luật dân sự 2015
sau đây:
Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ
để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Điều 182. Chiếm hữu liên tục
1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một
khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có
tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài
sản được giao cho người khác chiếm hữu.
Điều 183. Chiếm hữu công khai
1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách
minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng,
công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động
sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ
thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định khác.
Căn cứ nguồn
gốc và thực tế 36 năm mà vợ chồng
ông S bà H chiếm hữu đất; Đối chiếu với các qui định của pháp luật, thì những
yêu cầu của phía Bị đơn là chính đáng, thỏa mãn các chế định pháp luật, rất
mong Tòa án xem xét chấp nhận yêu cầu của phía Bị đơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét