Translate

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

MỘT BẢN ÁN HÀNH CHÍNH KHÔNG ĐƯỢC THI HÀNH

Không có văn bản thay thế tự động nào.
MỘT BẢN ÁN HÀNH CHÍNH
KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN
------------------
                                                                 Thiên Tân
Những năm gần đây, Phú Quốc phát triển đổi mới khá sôi động, các công trình kinh tế dịch vụ hình thành ở nhiều nơi, tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt của huyện đảo mang danh “Hòn ngọc” này. Cùng với sự phát triển, giá cả đất luôn biến động tăng cao, đây được xem là nguyên nhân của nhiều vụ tranh chấp đất phức tạp, kéo dài, gây nhiều hệ lụy bất ổn cho nhiều hộ dân sinh sống ở những nơi có dự án phát triển kinh tế.
Bài viết này nêu ra một trường hợp giải quyết tranh chấp đất, do UBND huyện Phú Quốc tiến hành không sát hợp thực tế, kéo theo những mắc mứu gây thiệt hại về quyền lợi, cho người có đất trong suốt nhiều năm chưa dứt điểm. Đó là trường hợp tranh chấp đất giửa ông Phạm Văn Thường với vợ chồng ông Lê Văn Suôl và bà Hồ Thị Năm, tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, từ năm 2010 đến nay.
Theo các tài liệu ông Phạm Văn Thường cung cấp cho Tòa án, thì phần đất 4.892m2 nằm trong diện tích hơn 5.000m2 có nguồn gốc là của ông Trần Ký Tỷ khai phá, trồng đào lộn hột (điều) từ năm 1986, đến ngày 19 tháng 06 năm 1995, ông Tỷ làm giấy tặng cho ông sử dụng đến nay. Trong quá trình sử dụng, ông đã trồng thêm các loại cây gồm: Đào lộn hột, dừa, me, mít, xoài, chuối, tràm bông vàng.v.v...
Vào năm 1998, vợ chồng ông Lê Văn Suôl và bà Hồ Thị Năm ra Phú Quốc đánh bắt hải sản tự ý làm nhà trên đất, ông đã làm đơn thưa ra chính quyền ấp, xã giải quyết, chính quyền động viên ông cho vợ chồng ông Suôl bà Năm ở tạm 6 tháng nên ông đã đồng ý cho ở nhờ và bắt ông Suôl, bà Năm làm giấy cam kết gởi tại UBND xã Dương Tơ, nhưng sau đó vợ chồng ông Suôl bà Năm không di dời nhà đi nơi khác như đã cam kết, mặc dù đã nhiều lần hứa hẹn. Do ông Suôl bà Năm không chịu thực hiện di dời nhà, nên ông Thường làm đơn yêu cầu UBND huyện Phú Quốc đưa ra giải quyết.
Ngày 06/12/2010, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc ban hành Quyết định giải quyết tranh chấp số 4421/QĐ-UBND có nội dung xác định phần đất 4.892m2 (nằm trong diện tích hơn 5.000m2) có nguồn gốc là của ông Suôl bà Năm và bác yêu cầu của ông, ông tiếp tục làm đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Kiên Giang, Chù tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 2378/QĐ-UBND, ngày 6/12/2010, bác khiếu nại của ông, giữ nguyên Quyết định số 4421/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc.
Không đồng ý với hai quyết định của UBND huyện và UBND tỉnh, ông đã làm đơn khởi kiện hành chính ra Tòa án yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Trong quá trình giải quyết, ông Phạm Văn Thường đã có nhiều lần làm đơn ngăn chặn, yêu cầu UBND huyện phong tỏa khoản tiền bồi thường, chờ Tòa án giải quyết vụ án, nhưng UBND huyện vẫn để cho cơ quan chức năng chi trả cho ông Lê Văn Suôl và bà Hồ Thị Năm với tổng số tiền là: 1.370.060.600 đồng.
Tại bản án số 06//2016/HCST ngày 24/05/2016, TAND huyện Phú Quốc đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông, hủy Quyết định số 4421/QĐ-UBND, ngày 06/12/2010 của Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc. Ngày 15/6/2016, UBND huyện Phú Quốc kháng cáo bàn án, ngày 21/10/2016, TAND tỉnh Kiên Giang đưa vụ kiên ra xét xử, tại bản án số 28/2016/ HCPT, tuyên bác nội dung kháng cáo của Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, giữ nguyên bản án sơ thẩm số 06/2016/HCST ngày 24/05/2016 của TAND huyện Phú Quốc.
Trong bản án này, TAND tỉnh Kiên Giang còn kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 2378/QĐ-UBND, ngày 6/12/2010 và kiến nghị Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc giải quyết lại việc tranh chấp đất theo hướng công nhận cho ông Phạm Văn Thường được sử dụng phần diện tích đang tranh chấp (4.892m2).
Sau khi án có hiệu lực, ngày 09-11-2016, ông Thường làm đơn gởi Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, yêu cầu ra quyết định công nhận cho ông được quyền sử dụng 4.892m2 nói trên và trả tiền bồi thường toàn bộ số đất nằm trong dự án theo qui định của pháp luật, nhưng Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc không thực hiện theo kiến nghị của Tòa án.
Trong khi bản án chưa được thi hành thì Văn phòng UBND huyện Phú Quốc ra Thông báo số 34/TB-VP ngày 28/03/2017, thông báo ý kiến của ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc thực hiện kế hoạch cưởng chế thu hồi đất của ông Thường giao cho Công ty Toàn Hãi Vân.
Ông Phạm Văn Thường là một chủ cơ sở đóng mới tàu ghe, có thu nhập cao, nay khu đất bị sang phẳng, cơ sở đóng tàu ghe không còn, bởi phần đất của ông đã bị Công ty Toàn Hải Vân cho xe, máy vào thi công, phá hết những tài sản cây trồng trên đất, múc kênh bao cô lập nhà ở, khiến ông phải vào đất liền, thuê nhà trọ sinh sống qua ngày.
Vấn đề đạt ra là: tại sao Tòa án hai cấp đã hủy Quyết định giải quyết tranh chấp đất của Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc và kiến nghị công nhận 4.892m2 cho ông Phạm Văn Thường, nhưng UBND huyện Phú Quốc vẫn không thi hành và làm ngơ cho Công ty Toàn Hải Vân vào thi công công trình trên đất đang tranh chấp?

(Ảnh dưới: khu nhà ông Phạm Văn Thường bị Công ty Toàn Hải Vân múc kênh bao bọc cô lập không thể đi bộ vào được)




(Ảnh dưới: khu đất của ông Phạm Văn Thường bị Công ty Toàn Hải Vân san lấp toàn bộ)

(Các ảnh dưới: Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Kiên Giang xử ông Thường thắng kiện)









(ảnh dưới: bản án không được thi hành thể hiện ngay trong văn bản dưới đây)

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

BỨC THƯ THỜI KHÁNG CHIẾN

                
         Các bạn thân mến.

         Chiến tranh đã lùi xa non nửa thế kỹ, nhưng những kỷ niệm về quá khứ của những người chiến sĩ Giải Phóng Quân chúng tôi vẫn sống mãi trong lòng. Thiên Tân đăng toàn văn một bức thư của người bạn thân, người đồng đội ở Trung đoàn 1 U Minh QK9 để các bạn xem và chiêm nghiệm về người lính trong chiến tranh như thế nào.
       Bức thư không đề ngày tháng năm, nhưng Thiên Tân nhớ vào khoản cuối năm 1972 hoặc đầu năm 1973.
---------------------------- 

(Tác giả bức thư người đứng trong ảnh mặc áo đen phía bên trái)
Công Thiện thân mến.
Dạo nào mình hẹn gặp nhau tâm sự nhưng ước mơ ấy chưa đến với mình. Hôm nay từ mãnh đất xa xôi mình ghi vội đôi dòng gởi về thăm Thiện và chúc bạn mình được toại chí tang bồng trên bước đường tạo lập công danh.
Thiện à! Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết, nước thủy triều có khi đục khi trong, đời làm người sao tránh khỏi lúc nhục lúc vinh Thiện nhỉ! Mà nhục hay vinh đây chỉ là tạm thời của một thời gian nào đó, chủ yếu là trái tim sắt đá của một con người Cộng sản, suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng, nhất định ngày mai mình sẽ tìm thấy chân lý Thiện ạ! Còn những gì mình có thể dành lại đến ngày đất nước thái hòa mình sẽ ôn lại những bước ngoặc của cuộc đời trai trong những ngày binh lửa.
Thiện ơi! Từ dạo mình rời nơi ấy bạn ở lại có gì vui buồn trong cuộc sống không vậy? có được tin quê hương không? dòng sông Xép đêm ngày vẫn gợn sóng, cạnh bờ sông có mái tranh nghèo, nơi ấy có Ngoại và Mẹ đêm ngày đợi trông ngày miền Nam giải phóng để Thiện về với Ngoại, với Mẹ dưới mái tranh xưa…
Thiện à! Nếu không nhắc đến quê hương thì thôi, mà nhắc đến quê hương thì lòng mình lại nhớ đến kỹ niệm ngày xưa, nào hái hoa bắt bướm, những chiếc đèn cù ngây ngô của cuộc sống vô tư ngày thơ ấu, nơi chôn nhau cắt rúng, nơi có dòng sông tắm mát, nơi có hạt lúa vàng nuôi sống gia đình. . . nơi ấy mẹ mình đã bóp cho con những giọt sửa thơm nồng, chắt chiu cho con từng lon gạo củ khoai, dành dụm lo cho con những chiếc áo màu để cho con vui tết. . . nơi ấy là quê hương của chúng mình, nhưng rồi giặc Mỷ đến đây tàn phá, mình phải tạm biệt quê hương, để lại đằng sau mỗi ngày một xa thêm những kỹ niệm thời thơ ấu, chấp nhận cuộc sống hiện tại của đời người chiến sỉ trên những dặm đường gian truân đầy hi sinh gian khổ…
Lo kể chuyện quê hương, giờ mình báo tin mình cho Thiện rõ. Từ giả nơi ấy mình đi theo ánh sao đêm, vượt đồng băng qua lộ đến mảnh đất nằm phía Tây Nam thành phố Cần Thơ có cái tên rất đẹp là Phụng Hiệp. Cảnh sống hiện tại nơi đây không như ngày nào, không cảnh đẹp như thác Cam Ly, không trầm tư như hồ Than Thở, không mơ màng nghe tiếng lá thông reo và cũng không có những đêm trăng mười sáu tròn vành vạnh, để chứng kiến mối tình của Triệu Vĩ Mỹ Lan bên dòng sông Trẹm(*)… chỉ có bom, đạn, muỗi, vắc nhưng rồi mình vẫn được bình yên nhờ trời Thiện ạ.
Thơ khá dài, tạm dừng lại nơi đây, hẹn thơ sau cùng bạn. Siết tay - Minh Chiến
(*) Hồi đó chúng tôi cùng xem tiểu thuyết “Bên Dòng Sông Trẹm” nên tác giả bức thư nhắc đến.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

CẢM THỨC SÔNG CHIỀU

         Sông quê phẳng lặng bên chiều
         Lắng trong nỗi nhớ bao điều xa xưa

         Một thời nắng sớm tối mưa
         Mái chèo xuôi ngược những trưa nhọc nhằn
         Cái thời rách ao đói ăn
         Giọt mồ hôi chảy suốt năm tháng dài
         Nước sông in bóng mẹ gầy
         Lắc lay sóng nước những ngày bão giông
         Vững chèo mẹ vượt trên sông
         Chợ trưa đổi lấy từng đồng mớ rau
         Tháng năm ôm lấy phận nghèo
         Gạo đong mỗi bửa mốc meo cuộc đời
         Đã qua thời ấy xa rồi
         Sông kia vẫn chảy về nơi tận cùng
         Bây giờ yên lặng gió giông
         Mà nay bóng mẹ trên sông không còn
         Trọn đời con tạc lòng son
         Sông quê dáng mẹ xuồng con những chiều.
          --------------- 



CHUẨN BỊ CHO NGÀY 27/07


         Tháng Bảy lại về, những người quản trang làm vệ sinh nghĩa trang chuẩn bị cho ngày 27/07 sắp đến (Ảnh chụp tại nghĩa trang Bạc Liêu ngày 20/06/2017)




 



ĐẠI HỘI CCB

      Một số hình ảnh Đại hội Cựu chiến binh các cơ quan cấp tỉnh (Kiên Giang) lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 - 2022




 
 





 
 


 


 












 


RẪY KHÓM MỚI

              Quê Xép hôm nay đã khác xưa
              Đường xanh sạch đẹp rợp bóng dừa

              Khóm tươi xanh lá no tròn trái
              Hứa hẹn bội thu những vụ múa