Thành lập Toà án khu vực ở cấp huyện thị là một trong những nội dung của Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Định hướng này mang tính mới, có ý nghĩa bảo đảm cho Toà án hoạt động
một cách độc lập hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, nếu xét dưới nhiều
khía cạnh khác, thì Toà khu vực cấp huyện thị theo mô hình mới có những
hạn chế sau đây.
Một
là: Cấp huyện thị là cấp xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ án, là nơi các
thẩm phán thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng tham gia tố tụng, nên
rất dễ phát sinh ý thức tiêu cực tham nhũng, nếu tách ra thành từng
khu vực, đồng nghĩa với việc thoát khỏi sự lãnh đạo của cấp uỷ, thoát
ly sự giám sát của các tổ chức chính trị khác ở huyện thị, điều này sẽ
dẫn đến lạm quyền và là kẽ hở cho tiêu cực, tham nhũng phát sinh, phát
triển.
Hai
là: Nếu bình quân mỗi tỉnh thành lập từ ba đến bốn Toà, thì cả nước
phải xây dựng trên dưới 200 trụ sở mới, cần một khoản tiền rất lớn,
trong khi đó, các Toà huyện thị hiện nay cơ bản đã hoàn chỉnh về cơ sở
vật chất, ổn định về tổ chức và thuận lợi về vị trí và không gian hoạt
động.
Ba
là: Vì là mô hình mới nên cần phải sửa đổi nhiều Luật có liên quan;
mặt khác, các thẩm phán phải hoạt động trong không gian địa lý rộng
hơn, việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và những cơ quan
có liên quan khác sẽ gặp khó khăn hơn.
Để
tránh những hạn chế nói trên, không làm sáo trộn lớn đến tổ chức cũng
như nội dung hoạt động tố tụng, nhưng vẫn bảo đảm được tính độc lập xét
xử của Toà án, mô hình sau đây sẽ thoả mãn yêu cầu mà Nghị quyết đã đề
ra.
Về
mặt tổ chức Đảng, chuyển Chi bộ các Toà án cấp huyện thị về trực thuộc
Đảng uỷ Toà án cấp tỉnh, đồng thời ở mỗi tỉnh, thành phố, thành lập
một Đảng bộ, bao gồm các Chi bộ Toà án cấp huyện thị và Chi bộ các Toà
chuyên trách ở Toà án tỉnh, Đảng bộ này trực thuộc Tỉnh uỷ, Thành uỷ
(không trực thuộc Đảng uỷ các cơ quan cấp tỉnh như hiện nay).
Vì
tổ chức Đảng chuyển về trực thuộc Đảng bộ Toà án cấp tỉnh, Chánh án
cấp huyện thị không còn là cấp uỷ viên của địa phương, nên Toà án huyện
thị không còn phụ thuộc vào sự lãnh đạo ở huyện thị, các trường hợp
can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử cũng sẽ hạn chế, vì thế,
việc xét xử của Toà án sẽ độc lập, các Thẩm phán sẽ vô tư hơn trong quá
trình xét xử.
Việc
tách Chi bộ Toà án ra khỏi huyện thị không có nghĩa thoát ly hoàn toàn
với hệ thống chính trị ở huyện thị. Cấp uỷ huyện thị không thực hiện
vai trò trực tiếp lãnh đạo nhưng vẫn có quyền giám sát đối với hoạt
động của Toà án ở chừng mực nhất định (lập Qui chế riêng). Mặt khác,
theo Luật mặt trận cũng như các qui phạm pháp luật khác, thì Mặt trận,
có nhiệm vụ “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước” (điều 2 Luật mặt trận tổ quốc), do đó, dù Toà án có độc lập nhưng vẫn phải chịu sự giám sát của hệ thống chính trị ở huyện thị.
Là
bộ phận trọng yếu trong hệ thống quyền lực Nhà nước (tư pháp), Tỉnh
uỷ, Thành uỷ phải am hiểu và lãnh đạo sát hơn đối với hoạt động của Toà
án; do đó, việc thành lập Đảng bộ ở Toà án cấp tỉnh và chuyển sang
trực thuộc Tỉnh uỷ, Thành uỷ là một yêu cầu có tính khách quan trong
tình hình hiện nay.
Ở
cấp Trung ương. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hành thì TAND
tối cao có Hội đồng thẩm phán, Toà Quân sự cấp cao, các Toà chuyên trách
và các Toà phúc thẩm. Toà Quân sự cấp cao và các Toà chuyên trách đặt ở
Hà Nội, các Toà phúc thẩm, đặt ở ba nơi: Hà Nội, Đà Nẳng và thành phố
Hồ Chí Minh.
Do
các Toà chuyên trách chỉ đặt tại Hà Nội, cấp Tối cao chỉ có Hội đồng
thẩm phán, nên việc xem xét thẩm định án theo trình tự giám đốc hoặc tái
thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật có dấu hiệu sai phạm
không được giải quyết triệt để. Đối với việc xét xử phúc thẩm cũng vậy;
Vì mỗi Tòa đảm trách khu vực quá rộng, số lượng án phúc thẩm quá
nhiều, nên việc xét xử luôn bị căng kéo. . . Thực trạng đó đòi hỏi phải
thiết lập ở cấp Tối cao một mô hình tổ chức thích ứng, nhằm bảo đảm
cho hoạt động xét xử của Toà án đạt hiệu quả tốt nhất.
Từ
những lý do nêu trên, trong đề án cải cách tổ chức Toà án sắp tới,
thiết nghĩ: nên thành lập Toà án cấp Tối cao ở từng khu vực (thay vì
thành lập Toà khu vực ở cấp huyện thị). Toà khu vực ở cấp tối cao có thể
lấy tên là: “Toà thượng thẩm TAND tối cao khu vực . . .”, các Toà này
vừa có chức năng xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm của cấp tỉnh trong
khu vực bị kháng nghị, kháng cáo; vừa có chức năng xét xử lại (giám
đốc hoặc tái thẩm) các bản án của cấp tỉnh (cũng trong khu vực) đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Để
thực hiện chức năng trên, ở mỗi Toà khu vực có các Toà chuyên trách:
Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Hành chính, Lao động v. v. . . Toà chuyên
trách ngoài nhiệm vụ xét xử phúc thẩm đối với những vụ án sơ thẩm có
kháng cáo kháng nghị, còn có nhiệm vụ thẩm định và đề xuất kháng nghị
theo trình tự giám đốc hoặc tái thẩm đối với những vụ án đã có hiệu lực
pháp luật mà cấp tỉnh đã xử. Ở mỗi Toà khu vực có một Uỷ ban thẩm phán
mở rộng, bao gồm các thẩm phán chuyên trách và các thành viên mở rộng
là Chánh án các tỉnh thành trong khu vực, do Phó chánh toà khu vực làm
chủ tịch (Chánh toà khu vực sẽ cơ cấu là thành viên trong Hội đồng thẩm
phán). Uỷ ban thẩm phán xét xử theo trình tự giám đốc hoặc tái thẩm,
đối với các bản án đã có hiệu lực pháp luật của cấp tỉnh thành khi có
quyết định kháng nghị. Sở dĩ đưa thành phần thẩm phán mỡ rộng là các
Chánh án cấp tỉnh vào Uỷ ban thẩm phán là nhằm để bản án được xem xét
lại một cách chặt chẽ và khách quan hơn.
Do cấu trúc Toà khu vực như trên, nên Toà án tối cao tại Hà Nội không
cần có các Toà chuyên trách và các Toà phúc thẩm (Ngoại trừ Toà Quân sự
cấp cao), mà chỉ lập một Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
gồm các Chánh Toà (có thể mở rộng đến Phó chánh toà) khu vực, do Chánh
án TAND tối cao làm Chủ tịch. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có chức
năng hướng dẫn xét xử và trực tiếp xét lại các bản án đã có hiệu lực
pháp luật của Toà khu vực hoặc các bản án giám đốc hoặc tái thẩm mà Toà
khu vực đã xử, có quyết định kháng nghị của Chánh án TAND tối cao,
Viện trưởng VKS ND tối cao.
Với
mô hình nêu trên, Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao ngoài Chánh án, Phó
chành án thường trực và Phó chánh án phụ trách Chánh Toà Quân sự Trung
ương, cần cơ cấu các Chánh toà khu vực đều là Phó chánh án Toà án tối
cao. Ở Văn phòng Toà tối cao, ngoài các bộ phận hành chính chuyên môn,
cần Lập một cơ quan chuyên nghiên cứu làm tham mưu cho Chánh án chỉ đạo
chung, thành viên cơ quan này phải là thẩm phán giỏi trên tất cả các
lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Hành chính, Lao động v. v. . . và là
thành viên trong Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.
Hoạt
động của Toà khu vực nói riêng và của Toà tối cao nói chung, phải đặt
dưới sự giám sát trực tiếp của Uỷ ban tư pháp của Quốc hội và UB mặt
trận tổ quốc Việt Nam. Việc giám sát này là nhằm bảo đảm cho hoạt động
xét xử của Toà án tối cao được thực thi một cách khách quan và đúng đắn.
Về
số lượng Toà khu vực, căn cứ số tỉnh thành hiện có (63) và vị thế địa
lý của nước ta hiện nay, cả nước nên lập 06 đến 07 Toà khu vực (hoặc
hơn), mỗi Toà đảm trách một số tỉnh, thành trên cơ sở vị trí thuận tiện
về địa lý.
Với
phương án thành lập Toà khu vực ở cấp Trung ương thay cho Toà khu vực ở
huyện thị là có tính khả thi. Phương án này vừa Tiết kiệm được ngân
sách Nhà nước, mang tính mới, hợp lý, không phải sửa đổi nhiều luật (chủ
yếu sửa đổi Luật tổ chức Toà án), không làm xáo trộn trình tự pháp lý
tố tụng hiện hành.
HUỲNH THIỆN ĐOÀN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét