Chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chuyên đề "Phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương. . ." Thiên Tân giới thiệu bài viết dưới đây, các bạn cùng xem nhé
CHÂN DUNG NGƯỜI
CÁN BỘ CÔNG AN HƯU TRÍ
CÁN BỘ CÔNG AN HƯU TRÍ
(Đã đăng trên Báo
Kiên Giang số 1915 ngày 28-12-2005 với tiêu đề: “Huấn luyện viên đội đua thuyền nữ Kiên Giang vô địch SEA
Games 22 – chuyện bây giờ mới kể”)
-------------------
Đoàn Công Thiện (*)
Phải mấy lần đi tìm, tôi mới gặp được
ông. Sau khi cùng đội bơi thuyền nữ, đại diện cho Việt Nam dự SEA Games 23 từ
Philippines trở về, ông lại tất bật cho việc đồng áng, vườn tược như bao người
khác ở quê. Ông là Trung Tá Lê Văn Hữu, nguyên Ủy viên thường vụ huyện ủy,
trưởng Công an huyện Gò Quao – Kiên Giang.
Như ngày nào, cái chân chất trong phong
cách của người nông dân Nam
bộ trong ông vẫn không thay đổi. Ở tuổi 70, ông vẫn xềnh xoàng với bộ đồ bạc
thếch nắng gió đồng quê; Vẫn giọng cười hiền lành chân thật và cử chỉ thân
thiện của tình đồng chí, đồng đội xưa; Ông tiếp tôi với tư cách chú cháu, chứ
không phải như chủ với khách theo đúng nghĩa của nó. Nếu không phải là
người đã từng quen biết hay công tác chung, khó có ai nhận biết ông lại là một
cán bộ Công an có nhiều uy tín nhất ở Gò Quao trước đây cũng như hiện nay.
Ông được mọi người yêu kính, nể trọng bởi
tính nghiêm minh nhưng đầy tình nhân ái. Với danh lợi ông không màng, tiền bạc
cũng không lung lạc được ý chí đấu tranh. Ông sống và chiến đấu cho một mục
tiêu cao cả: Giải phóng quê hương đất nước, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân.
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân
nghèo. Lúc thiếu thời, ông ở đợ chăn trâu. Kết thúc kháng chiến chống Pháp, anh
ông đi tập kết ra Bắc (ông Lê Hữu Ngộ, sau này về Nam
chiến đấu và hy sinh trên chiến trường miền đông Nam bộ). Ở lại, ông cưới vợ và lo
phụng dưỡng cha mẹ già, mong ngày đất nước thống nhất, gia đình đoàn tụ sum
vầy. Thế nhưng chế độ tàn bạo của Mỹ Ngụy đã thôi thúc ông dấn thân vào con
đường cách mạng như anh ông và bao người yêu nước khác.
Tháng 10 năm 1964, sau khi bàn bạc với
gia đình, ông trốn vào vùng giải phóng, tham gia công tác ở cơ sở xã Định Hòa. Năm
1968, ông được kết nạp vào Đảng. Qua một năm phấn đấu, ông được công nhận là
đảng viên chính thức cũng là lúc cấp trên cữ ông giữ cương vị Bí thư Chi bộ xã.
Trong những năm ác liệt nhất ở địa phương, ông đã cùng với lực lượng Du kích
thực hiện nhiều đợt diệt ác phá kềm, khiến kẽ địch ở đó phải khiếp sợ khi nghe
đến tên ông. Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ông
được rút về huyện làm Phó Công an, rồi lên Trưởng Công an Gò Quao (thuộc tỉnh
Kiên Giang), cho đến ngày về hưu.
Vào thời bao cấp, cơ sở vật chất phục vụ
cho hoạt động của Công an thiếu thốn mọi thứ. Mỗi lần có vụ án xảy ra phải đi mượn
phương tiện của dân; Xuống địa bàn công tác, anh em phải đi nhờ xe máy của
người khác; Không có xe, máy thì lội bộ; Có điểm phải đi mười, mười lăm cây số
mới đến nơi . . . giá cả sinh hoạt lại đắt đỏ, lương bổng thấp, đời sống vô
cùng khó khăn . . . cực khổ thiếu thốn là vậy, nhưng cán bộ chiến sĩ trong đơn
vị không một ai chùn bước, không có tai tiếng tiêu cực gian tham. Có được như
vậy, bởi bên cạnh họ có ông – người thủ trưởng luôn gần gũi hòa đồng và thân thiết
như cha anh trong gia đình, biết sẽ chia nỗi vất vã gian nan của anh em với tấm
lòng yêu thương cao quý.
Đối với dân, ông hết lòng phục vụ. Ông
luôn khuyên răn mọi người: “Phải gần gũi
và lắng nghe ý kiến của nhân dân, biết thông cảm những nỗi khổ cực của người
lao động, không được nhũng nhiễu vòi vĩnh tiền bạc vật chất hay nhận tiền của
đút lót của họ . . .” Lớp người đã từng cộng tác dưới quyền của ông, chắc
khó có thể có ai quên được cái nền nếp, phong cách sinh hoạt nghiêm minh nhưng
hết sức thân thiện, một lòng phục vụ vì Đảng vì dân mà ông đã gây dựng.
Hồi đó, ở Công an huyện Gò Quao có phong
trào thể dục, thể thao rất mạnh. Trừ những anh em đi công tác, còn lại ở nhà, tất
cả sáng phải tập thể dục, chiều hết giờ làm việc phải chơi các môn như bóng đá,
bóng chuyền và nhiều môn khác. Có một sự kiện mà sau này đã trở thành câu
chuyện truyền miệng, đó là việc thức tập thể dục. Mặc dù ông không bao giờ la
rầy quát mắng với ai, nhưng hể nghe tiếng “dép chú Sáu” là ai cũng phải “vọt”
ra khỏi mùng, sắp hàng răm rắp, không đợi đến tiếng kẽn báo thức.
Bọn tội phạm cũng rất nể phục bởi đức
tính cao thượng của ông. Trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, ông thường nhắc
nhở anh em: Mình phải biết lấy cái tốt,
cái nhân ái để cảm hóa họ. Một khi họ nhận thức được lẽ phải, thấy được sai
trái thì tự họ sẽ quy tà cải chánh. Phải lấy sự bao dung độ lượng đối xử với
họ, vì họ cũng là con người như chính chúng ta, họ chỉ khác ta ở khía cạnh sai
phạm mà thôi. Đấu tranh phòng chống cái ác, không chỉ tấn công bọn có hành vi
phạm tội, mà còn phải biết loại bỏ những mầm mống, những nguyên nhân làn nẩy
sinh cái ác.
Người viết bài này đã chứng kiến một chuyện
rất hy hữu. Vào khoản giữa những năm 1980, 1990, Bộ Công an có phá một vụ án phản động chính trị lớn. Trên
địa bàn Gò Quao có một số đối tượng tham gia, trong đó có một người được chúng
cữ làm cái chức gọi là “Quận trưởng” trong tổ chức phản động của chúng. Sau khi
được gọi sang trụ sở, với thái độ rất tự nhiên giống như những người hàng xóm quen
thuộc khi gặp nhau, ông điềm tĩnh rót trà đưa cho ông ta và nói: Anh em tụi tôi mời anh sang đây chắc anh đã
hiểu rồi, cái gì đã lỡ lầm mà biết cải sửa thì Nhà nước sẽ khoan hồng tha thứ. Anh
đừng sợ, cứ khai báo thật thà, tụi tôi sẽ xem xét. Không cần phải giải
thích dài dòng hay đầu lý gay gắt, ngay sau đó “ngài Quận trưởng” viết tờ nhận
tội, khai báo rành mạch, giúp ta sớm hoàn thành việc lập hồ sơ các đối tượng đã
tham gia vào tổ chức phản động nói trên ở Gò Quao.
Về hưu, ông tiếp tục tham gia nhiều hoạt
động xã hội thiết thực, mà điển hình nhất là việc xây dựng phong trào thi đấu bơi
thuyền truyền thống đạt nhiều thành tích xuất sắc, trong đó tiêu biểu nhất là
đội nữ vận động viên của xã Định Hòa quê ông.
Trong không đầy năm năm (từ năm 2000 đến
tháng 5 năm 2005), đội đua thuyền nữ do ông lãnh đạo và huấn luyện, đã 06 lần
vô địch các cự ly trong thi đấu toàn Quốc vào các năm: Năm 2001 ở Kiên Giang, 1
vàng, 01 bạc; Năm 2002 ở Bình Thuận, 01 vàng, 01 bạc và 01 bạc phối hợp nam nữ;
Năm 2004 ở Cà Mau, 02 vàng hai cự ly; Năm 2005 ở Bạc Liêu, 02 vàng hai cự ly.
Ngoài ra, còn có 03 lần vô địch các cự lý trong thi đầu khu vực như: Tại Ninh
Kiều Cần Thơ (ngày 7-8/05/2005), với 03 cự ly đạt 02 vàng và 01 bạc; Tại Sóc
Trăng (năm 2000) đạt 01 Cúp vàng. Đặc biệt trong kỳ thi đầu quốc tế SEA Games
22 tại Hà Nội, đội đua thuyền truyền thống nữ của ông đã đem về niềm vinh dự
lớn cho Quốc gia, với 01 vàng, 01 bạc, dẫn đầu trong tóp 04 nước có đội nữ tham
dự thi đấu.
Để có được những thành công vẽ vang làm
cho các nước có môn bơi thuyền truyền thống nữ trong khu vực, phải nể phục Việt
Nam là cả một quá trình thầy trò, ông cháu (cá em xem ông như người ông ruột
thịt trong gia đình), dầm sương dãi nắng, khổ công luyện tập, đổ ra biết bao mồ
hôi và nước mắt (nước mắt vì cái tính vốn có của các cô gai), vượt qua chính
mình để vươn tới đích vinh quang.
Trong bài “Chuyện kỳ lạ của những nhà vô địch
SEA Games” trên báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG (số 10194 ra ngày 9-11-2005), ông Trần
Xuân Nghiêm, Giám đốc Sở TDTT tỉnh Kiên Giang nhận xét: “Đây là đội thuyền có một không hai ở Việt Nam, thậm chí thế giới với
nhiều cái lạ không giống ai: 100% các em là người dân tộc Khmer, toàn đội ở duy
nhất tại một xã vùng sâu Định Hòa, tất cả đều nghèo, đi cày đi cấy, không ai
được đào tạo chuyên môn . . . bao nhiêu đó đã làm người ta sửng sốt và không ai
tin họ là những tuyển thủ Quốc gia”
Đúng là như thế. Nhưng phía sau những cô
gái Khmer chân quê nghèo túng ấy còn có ông, người cựu cán bộ Công an mà cái
chất nhân ái được luyện rèn trong lò lửa đấu tranh cách mạng, đã tạc nên chân
dung của ông, một hình mẫu rất đỗi thân thương đối với các em, là động lực tin
thần tạo thêm sức mạnh cho các em làm nên chiến thắng trên đấu trường.
Bóng dáng của ông sẽ in đậm trên những
dòng sông mà ông và các tuyển thủ nữ đã bơi qua trên những vùng miền của tổ
Quốc, góp phần tô đậm thêm cho bức tranh lịch sử thể thao Việt Nam ở những năm
đầu của thế kỹ 21 một mảng màu hanh vàng tươi sáng, màu của miền đồng bằng quê
lúa được hòa quyện trong nhạc điệu của tiếng sóng nước phương Nam mãi mãi tỏa
sáng, mãi mãi vang xa.
(*) Nguyên Huyện
ủy viên, Phó Công an huyện Gò Quao – Kiên Giang
----------------------
Nhân vật nói trong bài viết: người ngồi ngoài cùng bên phải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét